Chỉ số MuQ - Trở thành thiên tài bằng trí thông minh âm nhạc
12/24/2019 10:17:05 AM
Bạn có một giọng hát hay, có thể phối hợp và hát bè cùng với những người khác để tạo ra một bản nhạc. Cùng testiq.vn tìm hiểu về chỉ số MuQ để tạo ra sản phẩm âm nhạc để đời
Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu của con người. Chúng ta biết đến âm nhạc qua những lời ru ngọt ngào của mẹ, những âm hưởng sâu lắng khi nhấm nháp ly cafe đậm đà, những cung bậc âm thanh hoành tráng vang lên niềm tự hào quốc gia. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật tuyệt vời được con người đầu tư vô cùng mạnh mẽ và dần phát triển thành một loại hình trí tuệ mới có tên gọi là trí thông minh âm nhạc MuQ nằm trong nhóm 10 trí thông minh của con người.
I. Trí thông minh âm nhạc là gì?
MuQ (Musical Intelligence Quotient) - Trí thông minh âm nhạc là khả năng cảm thụ âm nhạc, sự nhạy cảm với âm thanh, khả năng biểu diễn và sáng tác âm nhạc.
Người sở hữu trí thông minh âm nhạc có thể học và chơi những loại nhạc cụ dễ dàng hơn với những người có điểm mạnh về chỉ số thông minh IQ hoặc chỉ số cảm xúc EQ. Họ có thể ghi nhớ các cung bậc âm thanh, nhịp điệu, cao độ và dựa vào trí thông minh âm nhạc để sáng tạo ra những giai điệu mới. Từ khả năng ghi nhớ các âm hưởng, trí thông minh âm nhạc giúp cho con người có thể kết hợp các chuyển động của cơ thể theo nhịp điệu để biểu diễn âm nhạc.
II. Tác động của âm nhạc đến não bộ
Theo công trình nghiên cứu về sự tác động của âm nhạc đến não bộ, tiến sĩ Howard Gardner đã đưa ra 3 giả thuyết về giải mã âm nhạc liên quan đến trí tuệ con người:
1. Các dữ kiện của âm nhạc như nhịp điệu, cao độ, hòa âm và âm sắc có tác động trực tiếp với khả năng kết nối nơ ron trong bộ não;
2. Các cảm xúc hứng khởi mới lạ được tạo ra trong quá trình cảm thụ các bài hát có tiết tấu phức tạp như nhạc điện tử, trống thổ dân, rap,...;
3. Tư duy logic, trạng thái tâm lý của con người được cân bằng hơn bằng những âm thanh nhẹ nhàng, du dương như nhạc thính phòng, cổ điển, truyền thống,...
Bộ não con người có hai phần đặc biệt quan trọng, bán cầu não trái và bán cầu não phải. Các chuyên gia về thần kinh học trên thế giới vẫn đang tranh cãi rằng hầu hết tư duy logic, khả năng phân tích tình huống và đưa ra chiến lược của con người hoạt động mạnh mẽ ở bán cầu não trái, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo nghệ thuật nằm ở vùng bán cầu não phải. Nhưng có rất nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng vấn đề sáng tạo của con người được sinh ra từ cả hai bán cầu não.
Khả năng âm nhạc được đặt chủ yếu ở bán cầu não phải, tuy nhiên vẫn có những họa sĩ hoạt động thần kinh bên bán cầu não trái. Đây là bằng chứng về việc 2 bán cầu não hoạt động cùng một lúc để sáng tạo nghệ thuật. Âm nhạc ảnh hưởng đến logic, âm nhạc ảnh hưởng đến khả năng toán học và âm nhạc ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ. Có thể nói trí thông minh âm nhạc và chỉ số tâm hồn SQ có thể tạo ra những nhà soạn nhạc, ca sĩ nổi tiếng trên thế giới.
Các nghiên cứu thần kinh học dựa trên quy tắc so sánh chéo giữa trí thông minh của con người và chất lượng nhịp điệu, âm sắc của từ ngữ được sử dụng trong tùy thể loại âm nhạc. Đối với các mô hình âm nhạc khác nhau có thể tạo ra các dạng trí tuệ khác nhau tùy vào khả năng cảm thụ âm nhạc của mỗi người, ví dụ như:
Những người có khả năng giao tiếp lưu loát, tự tin trước đám đông thường rất thích nghe nhạc rap, RAP là viết tắt của 3 từ Rhythm - And - Poetry, nghe nhạc rap có thể tăng cường khả năng nói chuyện lưu loát, sử dụng từ ngữ thú vị hơn nhờ vào flow của nhạc rap và cách dùng từ ngữ của các rapper nổi tiếng thích “chơi chữ”.
Những người thích nghe nhạc cổ điển thường có xu hướng thích học hỏi, trao dồi kiến thức về văn hóa vì nhạc cổ điển là một thể loại âm nhạc dành cho quý tộc, các đặc điểm nổi bật của nhạc cổ điển như sự lãng mạn, âm điệu du dương tác động rất lớn đến phong cách sống điềm tĩnh và nhẹ nhàng của con người.
Âm nhạc tác động vô cùng tích cực đến sự di chuyển thông tin bên trong bộ não trẻ em ngay từ giai đoạn ở trong bụng mẹ. Âm nhạc có thể xây dựng lòng tự trọng và củng cố nội tâm độc lập của mỗi con người. Âm nhạc là liều thuốc kì diệu có thể giúp xoa dịu, chữa lành các vết thương tinh thần của những trẻ bị tự kỷ, trẻ mắc chứng khuyết tật trí tuệ,...
III. 10 Đặc điểm của người có trí thông minh âm nhạc
Trong những ngày lễ, hội họp, bữa tiệc cơ quan luôn có những nhân viên tích cực tổ chức và tham gia các chương trình âm nhạc tạo ra tinh thần đoàn kết, thoải mái cho công ty. Có thể họ không phải là nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng nhưng họ vẫn có khả năng để tạo ra được niềm vui, sự sảng khoái cho tất cả mọi người.
Trí thông minh âm nhạc của con người là một dạng trí thông minh vô cùng phức tạp và gần như là không có giới hạn. Trí thông minh âm nhạc nằm trong một phần ADN của người bố và người mẹ, nằm trong quá trình tiếp nhận các thông tin về âm nhạc của con người từ trong quá khứ đến hiện tại. Mọi hoạt động có liên quan đến âm nhạc như ca hát, lắng nghe, nhảy múa, chơi nhạc cụ là một trong những thói quen vô cùng tích cực để rèn luyện loại trí tuệ đặc biệt này. Chúng ta có thể tham khảo 10 đặc điểm của những người sở hữu trí thông minh âm nhạc
1. Rất thích ca hát và chơi nhạc cụ;
2. Có thói quen lắng nghe người khác hoặc một hiện tượng cụ thể;
3. Có thể giao tiếp với người khác bằng âm nhạc, trình diễn nhịp điệu cơ thể để gợi lên niềm vui, sự ngạc nhiên và tạo ra tâm lý thoải mái cho mọi người;
4. Nhận biết các thể loại âm nhạc rất rõ ràng;
5. Có khả năng ghi nhớ, lưu trữ thông tin về giai điệu của các bài hát;
6. Có kiến thức phong phú về cấu trúc của nhiều thể loại âm nhạc;
7. Có một giọng hát hay, có thể phối hợp và hát bè cùng với những người khác, tạo ra hòa âm, phối khí mới;
8. Có khả năng nhận ra được rõ ràng cảm xúc và tâm trạng từng vào các thể loại âm nhạc;
9. Thích biểu diễn âm nhạc và có khả năng trình diễn nghệ thuật trước đám đông;
10. Có khả năng sáng tạo âm nhạc, viết nhạc;
IV. Ngành nghề phù hợp với trí thông minh âm nhạc
Trí thông minh âm nhạc là một loại trí tuệ tuyệt vời của con người, đây là một dạng khả năng tạo ra những cảm xúc tích cực và tăng cường sự thu hút của tất cả mọi người trên thế giới vượt qua mọi khoảng cách, rào cản về ngôn ngữ, bản sắc văn hóa. Nếu bạn sở hữu trí thông minh âm nhạc thì nên dành thời gian để suy nghĩ thật kỹ về những ngành nghề cụ thể sau đây:
Ca sĩ phòng trà, ca sĩ nhạc pop, rapper, nhạc sĩ sáng tác, chuyên gia thu âm, hòa âm, phối khí, chỉ huy dàn nhạc, chuyên gia nghiên cứu nhạc cụ, nhà phê bình âm nhạc, DJ, giáo viên dạy nhạc, nhà sản xuất âm nhạc, kỹ sư âm thanh.
V. Ứng dụng của trí thông minh âm nhạc để phát triển 7 loại hình trí tuệ khác
Trí thông minh âm nhạc là một yếu tố vô cùng đặc biệt có thể kích hoạt, phát triển 6 loại hình trí thông minh khác của con người. Sau đây là một số gợi ý đơn giản để giúp các bạn có thể hiểu và phát triển các loại trí thông minh mà mình đang có:
Ứng dụng âm nhạc vào trí thông minh ngôn ngữ: Bạn hãy thử ghép các từ hoặc chữ cái vào một bản nhạc. Hãy thử mường tượng các âm tiết, giai điệu mới tinh đang lưu chuyển khi đọc một cuốn sách hoặc khi bạn đang xem một bộ phim. Ví dụ đơn giản như khi bạn đang đọc một cuốn tiểu thuyết có đoạn văn đang diễn tả “tiếng sấm rền”, bạn hãy thử tưởng tượng mình đang là nhân vật trong bối cảnh đó và cảnh mưa bão, sấm sét đang giật bên tai mình.
Ứng dụng âm nhạc vào trí thông minh logic: Hãy sắp xếp các con số vào các nốt nhạc, bạn có thể sắp xếp bất kỳ phép tính vào một bài nhạc bất kì, khi đó các công thức về toán học sẽ trở nên dễ học, dễ nhớ hơn.
Ứng dụng âm nhạc vào trí thông minh không gian: Hãy cố gắng nghe thật nhiều thể loại âm nhạc được biết đến trên toàn thế giới và để ý, ghi nhớ những đoạn clip nói về các nền văn minh ứng theo các thể loại âm nhạc đó. Tất cả mọi kiến thức mới đó sẽ được gắn chặt vào bộ não của bạn và tạo ra các ý tưởng, hình ảnh tuyệt vời về không gian.
Ứng dụng âm nhạc vào trí thông minh vận động cơ thể: Khi bạn đang tập thể dục, hãy mở một bài nhạc có giai điệu nhẹ nhàng như nhạc cổ điển và di chuyển cơ thể theo nhịp điệu rồi từ từ tăng dần tốc độ bằng các bài nhạc rap, nhạc điện tử để các thông tin được gửi từ các bộ phận trên cơ thể gắn kết chặt chẽ với bộ não của bạn.
Ứng dụng âm nhạc vào trí thông minh giao tiếp: Âm nhạc chính là sợi dây vô hình có thể gắn kết tất cả mọi người trên thế giới lại với nhau bất kể khoảng cách, ngôn ngữ, màu da. Hãy sử dụng trí thông minh âm nhạc tuyệt vời của mình để xích mọi người lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và cảm thông cho nhau. Nếu bạn đã từng chơi nhạc một mình thì hãy thử tự thành lập ra một ban nhạc không chuyên hoặc đi đến chuyên nghiệp thực sự.
Ứng dụng âm nhạc vào trí thông minh tinh thần: Âm nhạc là một chất xúc tác vô cùng kỳ diệu có thể dẫn dắt con người đến những phạm trù suy nghĩ chưa từng trải nghiệm trong quá khứ. Âm nhạc có thể kiềm chế cơn nóng giận, có thể xoa dịu những vết thương trong tâm hồn và âm nhạc có thể tạo ra tình yêu thương vô bờ bến.
Ứng dụng âm nhạc vào trí thông minh thiên nhiên: Bạn là một người sở hữu trí thông minh thiên nhiên, một loại trí tuệ có khả năng cảm nhận những tín hiệu bên ngoài tự nhiên tốt nhất của con người. Bạn thích nghe tiếng chim hót ríu rít, tiếng suối chảy, tiếng côn trùng, tiếng những giọt mưa đang rơi tí tách,... hãy ghi nhớ lại tất cả rồi tập trung lắng nghe thiên nhiên sâu sắc hơn, đây chính là những âm thanh tuyệt vời của tự nhiên mà không có bất cứ một loại nhạc cụ nào có thể tạo ra được.
VI. 15 Cách tăng cường trí thông minh âm nhạc
Trí thông minh âm nhạc có thể được xuất phát từ ngay trong chính ADN của một số đứa trẻ, nhưng phần lớn được tạo ra từ quá trình cảm nhận các hiện tượng âm thanh trong cuộc sống hằng ngày. Sau đây là 8 phương pháp cực kỳ đơn giản và hiệu quả để tăng cường trí thông minh âm nhạc:
1. Tham gia các buổi hòa nhạc thính phòng, liveshow, showcase hip hop, rap show…;
2. Sưu tầm các băng đĩa nhạc nhiều thể loại khác nhau, tăng thêm thời gian để lắng nghe và học cách nghe nhạc đúng cách;
3. Có thể tham gia vào dàn hợp xướng của nhà thờ, trường năng khiếu;
4. Tham gia khóa đào tạo nhạc lý chuẩn, học một loại nhạc cụ mới;
5. Dành nửa tiếng hoặc 1 tiếng mỗi ngày để thưởng thức và ghi nhớ vào tiềm thức các thể loại nhạc khác nhau như jazz, nhạc đồng quê, nhạc quốc tế, giao hưởng…;
6. Đọc các bài phê bình âm nhạc, các kiến thức âm nhạc trên các tạp chí, sách báo của các nhạc sĩ, chuyên gia thẩm âm;
7. Chú ý lắng nghe các bản nhạc, nhận biết và phân biệt các thành tố âm nhạc, rèn luyện khả năng phân biệt rõ ràng các dòng nhạc khác nhau;
8. Tận dụng triệt để các phần mềm, chương trình tiện ích trên máy tính để thực hành sáng tác nhạc khi có cảm hứng.
9. Nghe nhạc từ những vùng văn hóa đặc biệt từ các quốc gia như Ireland, Mexico, Ấn Độ, Trung Quốc,...;
10. Tập thói quen hát, nhảy với người thân và bạn bè;
11. Tham gia các chương trình biểu diễn ca nhạc, hòa nhạc thường được tổ chức ở các hội chợ, công viên, lễ hội và trường học;
12. Tham gia hoạt động âm nhạc ở trường, làm quen với những người có cùng sở thích tìm hiểu về âm nhạc giống bạn;
13. Sáng tạo hay cải tiến các nhạc cụ hay bất kỳ thứ gì có thể tạo ra âm thanh xung quanh bạn;
14. Tưởng tượng ra trong đầu một giai điệu hoàn toàn mới, hãy sử dụng các phần mềm trên máy tính hoặc nhạc cụ trực tiếp để sáng tác ra ca khúc của chính bạn;
15. Tập hợp những người bạn có cùng chung sở thích âm nhạc lại với nhau và thành lập ra một nhóm nhạc. Sau đó trình diễn ở trường hoặc khu phố bạn đang sinh sống. Và biết đâu trong tương lai, nhóm nhạc của bạn sẽ trở thành một nhóm nhạc vô cùng nổi tiếng.
Có thể những phương pháp tăng cường trí thông minh âm nhạc trong bài viết này có thể không giúp bạn trở thành một ca sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới nhưng chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những giây phút, khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong cuộc sống!
<<<Có thể bạn chưa biết>>>Chỉ số đam mê (PQ)