BÀI TEST EQ NÀY SẼ GIÚP BẠN KIỂM TRA CHỈ SỐ CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN
(Nếu bạn chưa biết EQ là gì có thể xem ở phần "Khái niệm về EQ" được ghi bên dưới)
EQ là viết tắt của Emotional Quotient, có nghĩa là chỉ số cảm xúc, và đôi khi cũng được gọi là Emotional Intelligence (EI) - trí tuệ cảm xúc. EQ biểu đạt khả năng theo dõi cảm xúc của chính bạn cũng như cảm xúc của người khác, để phân biệt và gắn nhãn chính xác các loại cảm xúc khác nhau và sử dụng thông tin cảm xúc để điều hướng suy nghĩ và hành vi của bạn và sự ảnh hưởng của chúng đến người khác (theo Goleman, 1995; Mayer và Salovey, 1990).
Nhà lý thuyết gia có sức ảnh hưởng Howard Gardner của Harvard đã phát biểu: "Chỉ số EQ của bạn tượng trưng cho mức độ thấu hiểu của bạn đối với người khác, những gì thúc đẩy họ và làm thế nào để làm việc một cách hợp tác với họ".
Năm 1995, nhà tâm lý học và cũng nhà ký giả khoa học Daniel Goleman đã xuất bản một cuốn sách giới thiệu hầu hết đến thế giới những khái niệm non trẻ về trí tuệ cảm xúc - "Emotional Intelligence". Ý tưởng về khả năng thấu hiểu và làm chủ cảm xúc tác động đến khả năng thành công của một người nhanh chóng đạt được bước tiến triển lớn và tiếp tục có ảnh hưởng nhất định đến cách mọi người nghĩ về cảm xúc và hành vi của con người.
Cụ thể trong một số trường hợp, trí thông minh cảm xúc là những gì chúng ta sử dụng khi cảm thấy đồng cảm với đồng nghiệp nơi công sở, trong những cuộc trò chuyện sâu sắc về mối quan hệ với những người quan trọng và khi nỗ lực để quản lý một đứa trẻ ương bướng. Nó cho phép chúng ta kết nối với những người khác, hiểu rõ bản thân mình hơn và sống một cuộc sống chân thực, lành mạnh và hạnh phúc hơn.
EQ là trí tuệ cảm xúc - tất cả những khái niệm là về việc xác định cảm xúc trong chính bản thân chúng ta và những người khác, liên quan đến người khác và sự truyền đạt về cảm xúc của chúng ta (Theo Cherry, 2018). IQ mặt khác, là trí tuệ nhận thức. Đây là khái niệm về trí thông minh mà mọi người quen thuộc nhất và cũng là loại thường được đo lường thông qua các bài kiểm tra và ước tính thông qua những thứ như điểm trung bình.
Được định nghĩa là khả năng nhận ra một cảm xúc khi nó xảy đến. Sự phát triển khả năng tự nhận thức đòi hỏi phải điều chỉnh theo cảm xúc thật của bạn. Nếu bạn tự đánh giá cảm xúc của mình, bạn có thể kiểm soát chúng.
Các yếu tố chính của sự tự nhận thức là:
Thường một người ít có sự kiểm soát khi trải nghiệm cảm xúc. Tuy nhiên, có một số người nói rằng một cảm xúc sẽ tồn tại bao lâu bằng cách sử dụng một số kỹ thuật để làm giảm bớt những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, lo lắng hoặc trầm cảm. Một vài trong số các kỹ thuật này bao gồm việc tái hiện lại một tình huống theo hướng tích cực hơn, đi bộ trong một quãng đường dài, thiền định hoặc cầu nguyện. Tự điều chỉnh bao gồm:
Bạn phải có mục tiêu rõ ràng và thái độ tích cực để thúc đẩy bản thân cho bất kỳ thành tích nào. Mặc dù có thể là người nghiêng về xu hướng tích cực hoặc tiêu cực, bạn có thể nỗ lực và thực hành học cách suy nghĩ tích cực hơn. Hay nói cách khác, bạn có thể điều chỉnh lại những cảm xúc tiêu cực để chúng trở nên tích cực hơn - điều này sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Động lực được tạo thành từ:
Khả năng nhận ra cảm xúc của người khác, đây cũng là một yếu tố khác quan trọng để đạt được thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của bạn. Bạn càng khéo léo trong việc nhận ra những cảm xúc đằng sau tín hiệu của người khác, bạn càng có thể kiểm soát tốt hơn các tín hiệu bạn gửi cho họ. Một người thấu cảm với người khác vượt trội tại những điều sau:
Sự phát triển của các kỹ năng giao tiếp tốt cũng tương đương với mức độ thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của bạn. Trong một thế giới kết nối ngày nay, mọi người đều có thể truy cập nhanh chóng đến những kiến thức kĩ thuật. Do đó, những người có kĩ năng tốt thường chiếm vị thế khá quan trọng hơn cả vì bạn phải sở hữu một chỉ số EQ cao để thấu hiểu, cảm thông và đàm phán với người khác trong nền kinh tế toàn cầu. Một số các kĩ năng hữu ích nhất:
Trong số những nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc, có ba nghiên cứu nhận được nhiều sự chú ý (Sarkis, 2011):
Ba nghiên cứu này đã trả lời một số câu hỏi lớn và mở ra cơ hội cho nhiều nghiên cứu sáng tạo và quan trọng được thực hiện kể từ đó. Kết quả cho chúng ta thấy rằng trí tuệ cảm xúc thực sự là một yếu tố quan trọng trong mức độ thành công, các mối quan hệ, chất lượng sức khỏe tinh thần của mỗi người và hơn hết là việc chúng ta có thể thực sự cải thiện trí thông minh cảm xúc.
Không giống như IQ, mọi người thực sự có thể cải thiện trí tuệ cảm xúc của họ. Trí thông minh cảm xúc có thể rèn luyện được, ngay cả ở người lớn. Cơ sở này dựa trên một nhánh khoa học mới được gọi là tính khả biến thần kinh (Neuroplasticity).
Trí tuệ cảm xúc có thể được rèn luyện qua các cách sau:
Trí tuệ cảm xúc bắt đầu với những gì được gọi là nhận thức về bản thân và xã hội, khả năng nhận ra cảm xúc (và tác động của chúng) ở cả bản thân và người khác.
Nhận thức đó bắt đầu bằng sự phản ánh, bạn đặt những câu hỏi như: Điểm mạnh về mặt cảm xúc của tôi là gì? Điểm yếu của tôi là gì?
Tâm trạng hiện tại của tôi ảnh hưởng đến suy nghĩ và việc đưa ra quyết định của tôi như thế nào? Điều gì sâu xa hơn làm ảnh hưởng đến những gì người khác nói hoặc làm?
Những câu hỏi suy ngẫm như thế này mang lại những hiểu biết có giá trị và có thể được xem là điểm mạnh của bạn.
Việc tạm dừng đơn giản như dành một chút thời gian để dừng lại và suy nghĩ trước khi bạn nói hoặc hành động. Điều này có thể giúp bạn tránh khỏi những khoảnh khắc lúng túng hoặc đưa ra quyết định quá nhanh.
Nói cách khác, tạm dừng giúp bạn kiềm chế việc đưa ra quyết định mang tính chất vĩnh viễn dựa trên cảm xúc nhất thời.
Bạn không kiểm soát được cảm xúc mà bạn trải nghiệm trong một thời điểm nhất định. Nhưng bạn có thể kiểm soát phản ứng của mình trước những cảm xúc đó - bằng cách tập trung vào suy nghĩ của bạn. Bằng cách cố gắng kiểm soát suy nghĩ của bạn, bạn chống lại việc trở thành nô lệ cho cảm xúc của mình, cho phép bản thân sống một cách hài hòa với mục tiêu và giá trị của mình.
Không ai thích những phản hồi tiêu cực, nhưng bạn biết rằng những lời chỉ trích là một cơ hội để học hỏi, ngay cả khi nó không được truyền đạt theo cách tốt nhất. Cho dù những lời chỉ trích tiêu cực là vô căn cứ, thông qua đó bạn cũng có thể nhận thấy được lối suy nghĩ của người khác. Điều này khiến bạn tự đặt ra câu hỏi: Làm sao để mình trở nên tốt hơn?
Tính xác thực không có nghĩa là chia sẻ mọi thứ về bản thân bạn với mọi người và mọi lúc. Thay vì nói những gì bạn nghĩ, đó là những thứ mà bạn nói tuân theo các giá trị và nguyên tắc của bản thân hơn hết thảy. Không phải ai cũng sẽ đánh giá cao việc bạn chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình, trừ những người thực sự thân thiết và quan trọng với bạn.
Khả năng thể hiện sự đồng cảm bao gồm hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của người khác giúp bạn kết nối với người khác dễ dàng hơn. Thay vì phán xét hoặc có những định kiến đối với người khác, bạn cố gắng đặt mình vào vị trí của họ.
Đồng cảm không nhất thiết có nghĩa là đồng ý với quan điểm của người khác. Thay vào đó, đó là về việc phấn đấu để thấu hiểu - điều này cho phép bạn xây dựng các mối quan hệ sâu sắc và mang tính kết nối hơn.
Mọi người đều khao khát sự công nhận và đánh giá cao. Khi bạn khen ngợi người khác, bạn thỏa mãn sự khao khát đó của họ và xây dựng một hệ thống niềm tin. Điều này bắt đầu khi bạn tập trung vào những điều tốt đẹp ở người khác. Sau đó, bằng cách chia sẻ cụ thể những gì bạn đánh giá cao ở họ, bạn truyền cảm hứng cho họ trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Những phản hồi tiêu cực phần nào làm tổn thương đến cảm nhận của người khác. Nếu bạn nhận ra được điều này và điều chỉnh những lời chỉ trích trở thành những phản hồi mang tính xây dựng, người tiếp nhận thông tin sẽ cảm thấy hữu ích thay vì bị tổn thương.
Cần có sức mạnh và sự can đảm để có thể nói rằng bạn xin lỗi. Điều này càng chứng tỏ được sự khiêm tốn - một phẩm chất sẽ tự nhiên thu hút người khác đến với bạn.
Trí tuệ cảm xúc giúp bạn nhận ra rằng xin lỗi không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn sai. Thay vào đó, bạn trân trọng mối quan hệ đó nhiều hơn là cái tôi của bạn.
Sự oán hận cũng giống như con dao hai lưỡi. Trong khi những người gây ra tổn thương cho bạn tiếp tục với cuộc sống của họ như thường lệ, bạn không bao giờ cho mình cơ hội để chữa lành.
Khi bạn tha thứ và quên đi, bạn ngăn việc người khác giữ cảm xúc của bạn làm con tin - điều giúp bạn tiến về phía trước.
Mọi người thường phá vỡ một thỏa thuận hoặc cam kết khi họ cảm thấy không đáng. Chúng ta thường cho rằng việc bỏ lỡ một buổi hẹn với người bạn thân hoặc thất hứa với con bạn sẽ ít gây tác hại hơn là bỏ qua một kì hạn hợp đồng lớn. Nhưng khi bạn tạo thói quen giữ lời, trong cả những điều lớn và nhỏ, bạn sẽ tạo dựng một hình ảnh bản thân mang giá trị to lớn về tính xác thực và độ tin cậy.
Một trong những cách tốt nhất để tác động tích cực đến cảm xúc của người khác là giúp đỡ họ.
Hầu hết mọi người không thực sự quan tâm bạn tốt nghiệp từ trường Đại học nào hoặc thậm chí về những thành tích trước đây của bạn. Nhưng những hành động như sẵn sàng hoãn lịch trình của bạn để lắng nghe, giúp đỡ và sát cánh bên họ sẽ tạo dựng niềm tin và truyền cảm hứng cho những người khác làm theo sự dẫn dắt của bạn.
Bạn nhận ra rằng trí tuệ cảm xúc cũng có một mặt tối - chẳng hạn như khi các cá nhân cố gắng điều khiển cảm xúc của người khác để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ hoặc vì một lý do ích kỷ nào khác. Và đó là lý do tại sao bạn tiếp tục mài giũa trí tuệ cảm xúc của chính mình - để bảo vệ chính bản thân bạn khỏi những hành động tiêu cực như vậy.
Minh chứng rõ nhất của việc tự nhận thức là thành thật với chính mình - biết rõ bản thân bạn xuất sắc và còn cần phải cố gắng ở đâu. Một người thông minh về mặt cảm xúc sẽ học cách xác định thế mạnh/yếu của bản thân và phân tích cách làm việc hiệu quả nhất trong khả năng của họ.
Bạn luôn tham vọng và chăm chỉ như một con ong, ngay cả khi bạn không nhận được những lời tán thưởng. Nếu bạn là người luôn tự khởi động bản thân và có thể tập trung sự chú ý và năng lượng của mình vào việc theo đuổi mục tiêu của mình, đây cũng là dấu hiệu chứng tỏ bạn sở hữu chỉ số EQ cao.
Người thông minh nhất chưa hẳn sẽ là người thành công hoặc thỏa mãn nhất trong cuộc sống. Có những người tuy có học vấn cao nhưng không có kĩ năng xã hội và từ đó dẫn đến việc khó đạt được thành tựu trong công việc hoặc các mối quan hệ cá nhân. Tự bản thân chỉ số thông minh IQ của bạn không thể giúp bạn đi đến đỉnh cao của cuộc sống. Cứ cho rằng chỉ số IQ cao sẽ giúp bạn vào được đại học, nhưng chính chỉ số EQ mới giúp bạn quản lý căng thẳng và cảm xúc khi đối mặt với các kì thi cuối kì. IQ và EQ tồn tại song song và hiệu quả nhất khi chúng hỗ trợ lẫn nhau.
Trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến:
Nhiều mô hình và định nghĩa về chỉ số EQ đã được đưa ra nhưng chỉ có mô hình cảm xúc Năng Lực (ability EI model) và mô hình cảm xúc Đặc Điểm (trait EI model) là được chấp nhận rộng rãi nhất trong những tài liệu khoa học. Vì thế các bài trắc nghiệm EQ cũng chủ yếu dựa trên 2 dạng này.
Mô hình EI Năng Lực thường được đo bằng việc sử dụng tối đa các bài Test EQ về hành vi, trong khi mô hình EI Đặc Điểm thường đánh giá chỉ số EI bằng việc sử dụng các bài Eq test với câu hỏi tự trả lời, do đó có mối liên hệ mật thiết với tính cách của bạn. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng thường hay sử dụng bài trắc nghiệm MBTI để kiểm tra tính cách của một người.
Một người sở hữu chỉ số EQ cao là một người luôn biết tự đánh giá bản thân, biết điểm mạnh, điểm yếu của chính mình và của người khác, có khả năng đồng cảm và thấu hiểu cảm xúc người khác. Luôn biết cách giữ được sự bình tĩnh và lạc quan trong cuộc sống ngay cả trong những thử thách khó khan nhất.
Qua đó, ta thấy được rằng, người có chỉ số EQ cao tự nhiên sẽ có đủ mọi tố chất để trở thành người lãnh đạo. Chính vì thế không có gì ngạc nhiên khi ngày nay bài Test EQ – trắc nghiệm EQ được đánh giá quan trọng không kém Test IQ.
Vấn đề là, người ta thường chỉ giỏi một trong hai. Hoặc Test EQ, hoặc Test IQ. Hiếm có người nào cùng lúc giỏi cả hai thứ, tuy nhiên nếu có, bạn sẽ cảm thấy rất thú vị với những gì người đó có thể làm đấy!
*Lưu ý: Mặc dù hiện nay không có bài kiểm tra trắc nghiệm EQ nào có thể đo chỉ số EQ chính xác tuyệt đối như IQ, bài Test EQ sau đây sẽ cho các bạn một kết quả kiểm tra EQ gần đúng nhất. Bài test được dịch từ bài EQ Test chuẩn quốc tế được đưa ra bởi Daniel Goleman, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất vào năm 1995: Emotional Intelligence.
Bài Test EQ hoàn toàn miễn phí. Chúc các bạn có phong độ tốt nhất khi test.