Thông tin chi tiết

Chỉ số EQ - Chỉ số cảm xúc, chìa khóa để thăng tiến sự nghiệp

12/25/2019 3:00:34 PM

Hãy cùng testiq.vn khám phá về chỉ số EQ, chìa khóa vạn năng dành cho cảm xúc con người!

chỉ số eq

Trên chặng đường đi đến thành công có muôn vàn thử thách và cạm bẫy đang đón chờ chúng ta. Để vượt qua được những thử thách đó ngoài lý tưởng và trí thông minh của bản thân không thể thiếu sự trợ giúp của những người bạn đồng hành. Bạn nên nhớ rằng trong tình thế đặc biệt, trí thông minh cảm xúc sẽ chính là cứu cánh duy nhất có thể giúp chúng ta hóa giải tình thế ngay lập tức. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện nhất về chỉ số EQ - trí thông minh cảm xúc, 1 trong 10 loại chỉ số thông minh của con người.
 

I. Chỉ số EQ là gì?

chỉ số eq là gì

Chỉ số EQ (Emotional Quotient) là chỉ số cảm xúc hay còn được gọi là trí thông minh cảm xúc. Trí thông minh cảm xúc (còn được gọi là chỉ số cảm xúc hay EQ) là khả năng hiểu, sử dụng và quản lý cảm xúc của chính bạn theo những cách tích cực để giảm bớt căng thẳng, giao tiếp hiệu quả, đồng cảm với người khác, vượt qua thử thách và xoa dịu xung đột.
 

Trí tuệ cảm xúc giúp bạn xây dựng các mối quan hệ mạnh mẽ hơn, thành công ở trường và công việc, và đạt được mục tiêu nghề nghiệp và cá nhân của bạn. Nó cũng có thể giúp bạn kết nối với cảm xúc, biến ý định thành hành động, và đưa ra quyết định về những gì quan trọng nhất để bạn 

II. 5 ảnh hưởng lớn nhất của chỉ số EQ đến cuộc sống

Như chúng ta đã biết, những người thành công trên thế giới không phải là những người thông minh nhất mà là những người có khả năng thấu hiểu được cảm xúc của người khác, thành thạo các kỹ năng quan hệ xã hội (trí thông minh xã hội - SeQ). Chỉ số cảm xúc EQ chính là chìa khóa để chúng ta có thể quản lý cảm xúc hiệu quả nhất. Sau đây là 5 ảnh hưởng của chỉ số EQ đến cuộc sống hằng ngày:

1. Sức ảnh hưởng của EQ tại nơi làm việc

sức ảnh hưởng của eq tại nơi làm việc

Trí tuệ cảm xúc có thể chuyển hướng những trạng thái tâm lý tiêu cực sang trạng thái tâm lý tích cực và thúc đẩy mọi người gia tăng hiệu quả trong công việc. Trong thực tế xã hội, chỉ số cảm xúc EQ là một điều kiện tiên quyết để đánh giá các ứng viên ở những vị trí quan trọng trong công ty.

2. EQ tác động đến sức khỏe của bạn 

Nếu bạn không thể kiềm chế cảm xúc của mình bạn sẽ gây ra những tác động cực kỳ xấu đến cơ thể, những chất hóa học tiết ra trong quá trình cơ thể đang căng thẳng, lo lắng sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Căng thẳng gây ra triệu chứng tăng huyết áp, ức chế hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ đột quỵ và tăng tốc quá trình lão hóa. Hãy quản lý những cảm xúc căng thẳng của mình để cơ thể luôn luôn khỏe mạnh.

3. Trạng thái tinh thần bị cảm xúc chi phối

Tinh thần của chúng ta luôn dựa trên những cảm xúc hằng ngày. Những cảm xúc mệt mỏi, chán nản sẽ dẫn đến những hành động sai lầm, thất bại nhưng ngược lại những cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc sẽ tạo ra những điều thú vị, tuyệt vời. Nếu không hiểu rõ điều này, chúng ta sẽ dễ dàng bị những cảm xúc tiêu cực kiểm soát và bị lún sâu vào những khó khăn hiện tại. 

4. Chỉ số EQ là sợi dây gắn kết những mối quan hệ

Chỉ số EQ là sợi dây gắn kết những mối quan hệ

Nếu bạn có thể thấu hiểu được cảm xúc của mọi người xung quanh, hiểu được họ đang cần gì, muốn gì hoặc không thích gì thì đó chính là bạn đã hiểu được cảm giác của người khác. Khi bạn đã hiểu được người khác, bạn sẽ tạo ra một sức hút đến mọi mối quan hệ, giúp cho mọi người gần gũi nhau hơn, đoàn kết hơn.

5. Chỉ số EQ tạo ra sức ảnh hưởng của bạn đến xã hội

Xã hội là tập hợp của nhiều cá nhân cũng đồng nghĩa với nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau hội tụ. Muốn hòa hợp với một cộng đồng, bạn phải học cách hòa hợp với cảm xúc của từng cá nhân trong cộng đồng đó. Trí thông minh cảm xúc chính là nguồn năng lượng hiệu quả nhất để con người giao tiếp với nhau trong xã hội. Khi mọi người đã thấu hiểu nhau, hòa hợp với nhau cả xã hội sẽ là một tập thể đoàn kết vững bền có thể vượt qua mọi khó khăn.

III. 5 dấu hiệu của những người sở hữu chỉ số EQ cao

1. Biết tự nhận lỗi lầm và sửa sai kịp thời

Khả năng tự nhìn nhận bản thân tốt là một khả năng cơ bản của những người sở hữu chỉ số EQ cao. Điều này giúp họ có thể nhận ra lỗi lầm của mình mà từ đó sẽ ghi nhận những nhận xét, góp ý thẳng thắn để sửa sai. Những người chấp nhận lỗi lầm luôn được mọi người tha thứ và bỏ qua.

2. Khả năng tùy cơ ứng biến tuyệt vời trước mọi thay đổi bất ngờ

Khi có một thay đổi bất ngờ xảy ra, luôn có những người bộc lộ sự e dè, sợ hãi và gây ra những hành động sai lầm. Nhưng đối với những người sở hữu chỉ số EQ cao có trạng thái tâm lý ổn định sẽ luôn giữ được bình tĩnh và đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. 

3. Thấu hiểu được cảm xúc, tâm trạng của người khác

Thấu hiểu được cảm xúc, tâm trạng của người khác

Khả năng thấu hiểu được cảm xúc của người khác chính là khả năng quan trọng nhất của trí thông minh cảm xúc. Sự thấu hiểu giúp những người có chỉ số EQ cao luôn trở thành những người đồng nghiệp, cộng sự tuyệt vời khi họ biết rõ những điều cần thiết để giúp người khác vượt qua khó khăn, cảm giác tuyệt vọng.

4. Khó bị người khác kích động cảm xúc

Phần lớn những người có trí thông minh cảm xúc cao thường không quá nhạy cảm trước những hành động bất thường của người khác. Vì họ luôn nhận thức được thất bại là kết quả của những cơn nóng giận, mất bình tĩnh. Những người sở hữu chỉ số EQ cao luôn giữ được một cái đầu lạnh và hòa nhã với tất cả mọi người để dễ dàng xử lý những cách hành xử thái quá đến từ người khác.

5. Luôn hướng đến những điều tích cực

Những người sở hữu chỉ số EQ cao khi bị mắc sai lầm sẽ không bao giờ tốn thêm thời gian buồn rầu, nghĩ ngợi về nó mà tìm cách tháo gỡ, tránh mắc phải lần thứ 2 hoặc tuyệt vời hơn là tìm ra cơ hội trong sai lầm đó. Thay vì khiển trách nhân viên khi họ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không đạt chỉ tiêu, những người có EQ cao sẽ tìm mọi cách để kích thích, động viên và chỉ dẫn cho nhân viên hướng đến những giá trị tích cực nhất.

IV. 4 kỹ năng để tăng cường chỉ số EQ

Không giống như các bài luyện tập, bài kiểm tra chỉ số IQ, các bài tập để rèn luyện chỉ số EQ có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là áp dụng các kiến thức đã rèn luyện thành công vào chính xác các trường hợp cần sử dụng đến chỉ số EQ. Bên trong mỗi con người luôn luôn có những góc khuất về những hoài niệm trong quá khứ, những cảm xúc này không thể thay đổi một sớm một chiều mà phải trải qua một quá trình chữa lành các vết thương tinh thần bằng những cảm xúc tích cực mới. Một khi đã phát triển mạnh mẽ được chỉ số EQ của bản thân, bạn sẽ khống chế được những cảm xúc tiêu cực không đáng có. Sau đây là 4 kỹ năng để tăng cường chỉ số EQ:

Kỹ năng 1 - Học cách nhận thức rõ những cảm xúc hiện tại của bản thân

Có rất nhiều người không có khả năng nhận thức rõ những trạng thái cảm xúc hiện tại của bản thân vì cho rằng đó là điều hiển nhiên xảy ra, đó là một sự hiểu lầm đáng tiếc nhất về cảm xúc. Bạn không thể luôn tỏ ra nóng nảy, giận dữ khi người khác làm trái ý bạn, bạn không thể luôn to tiếng, căng thẳng khi bị người khác nhắc nhở. Hãy thấu hiểu chính bản thân và xác định rõ những khi hạnh phúc, những khi khó chịu.

Xác định ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến từ những cảm xúc tiêu cực. Khoa học đã chứng minh rằng, những trạng thái cảm xúc hiện tại của bạn có thể nói lên một phần những trải nghiệm của bạn trong quá khứ. 
Hãy tạm dừng những hoạt động bên ngoài và bắt đầu tìm hiểu rõ lại những suy nghĩ, những cảm xúc hằng ngày của chính mình để bắt đầu khắc phục những sai lầm, gắn kết lại với những mối quan hệ đã từng đổ vỡ.
 

5 câu hỏi có thể giúp bạn xác định cảm xúc bên trong:

Câu hỏi 1: Gương mặt của bạn thay đổi như thế nào khi chuyển từ vui vẻ sang giận dữ?

Câu hỏi 2: Khi bạn vui vẻ, bạn có những ý tưởng thú vị đang tuôn trào không?

Câu hỏi 3: Khi bạn giận dữ bạn có cảm nhận được sự cô đơn khi bị những người xung quanh xa lánh, sợ hãi?

Câu hỏi 4: Bạn có thường chú ý đến cảm xúc hằng ngày của bản thân không?

Câu hỏi 5: Những điều gì thường ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn?
 

Để nâng cao chỉ số EQ hiệu quả, bạn phải bắt đầu bước kết nối lại với những cảm xúc cốt lõi của bạn, chấp nhận chúng và xoa dịu chúng. Phương pháp tốt nhất để kết nối lại với những cảm xúc cốt lõi chính là thiền định. Thiền định là bài tập thực hành tập trung tâm trí vào trạng thái hiện tại của bản thân. Điều này giúp bạn loại bỏ tất cả mọi mối bận tâm bên ngoài không cần thiết và tập trung toàn bộ tinh thần vào ý muốn hiện tại của bản thân.

Kỹ năng 2 - học cách tự quản lý cảm xúc

học cách tự quản lý cảm xúc

Điều đầu tiên, bạn hãy luôn ghi nhớ rằng những cơn nóng giận thường xảy ra rất nhanh chóng nên mỗi khi cảm xúc của bạn đang có những dấu hiệu không ổn hãy hít thở sâu, giữ bình tĩnh tuyệt đối và nhớ về những thất bại trong quá khứ vì cảm xúc nóng giận gây ra.

Ví dụ: Hãy sử dụng một cuốn sổ tay và ghi những dấu hiệu cảm xúc của bạn trong 1 ngày, 1 tuần hoặc 1 tháng. Sau khi ghi chép tất cả những dấu hiệu cảm xúc vào sổ tay, hãy bắt đầu thống kê trong vòng 1 ngày bạn có bao nhiêu lần cười nói vui vẻ, bao nhiêu lần buồn rầu, chán nản. Cuối cùng là đặt ra những mục tiêu mới, ngày mai hoặc tháng sau bạn sẽ giảm bao nhiêu dấu hiệu cảm xúc tiêu cực, tăng bao nhiêu cảm xúc tích cực. Đảm bảo chỉ số EQ của bạn sẽ tăng lên với một tốc độ đáng kể chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Cảm xúc chính là những thông tin cơ bản nhất mà người khác sẽ nhìn nhận bạn để đưa ra những hành động ứng theo những cảm xúc đó. Nếu bạn tạo ra cảm xúc căng thẳng cho người khác thì người khác sẽ cảm thấy sợ hãi, khó chịu. Nhưng ngược lại nếu bạn tạo ra cảm xúc vui vẻ, thoải mái cho mọi người thì mọi người sẽ dễ dàng hòa đồng, đón nhận.

Kỹ năng 3 - Đồng cảm với xã hội

Mọi sự gắn kết của tất cả mối quan hệ giữa người với người trên thế giới đều bắt nguồn từ sự đồng cảm. Nếu bạn có sự đồng cảm với người khác, bạn sẽ có tiền đề để tiến tới sự thấu hiểu cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của người khác. Khi bạn có sự thoải mái trong việc đón nhận những tín hiệu cảm xúc đến từ xã hội, bạn sẽ nhận được nhiều điều thú vị và thông tin cần thiết có thể giúp ích cho bản thân.


Hãy thường xuyên trao dồi kỹ năng đồng cảm với xã hội bắt đầu từ việc nắm bắt mọi động thái, tín hiệu cơ thể của người khác để tiến hành xử lý thông tin và đưa ra hành động hợp lý nhất trong môi trường làm việc tập thể. Nếu bạn không nhận ra được những tín hiệu ẩn ý đến từ người khác, có thể bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều những trao đổi tinh tế đang diễn ra ở người khác đang muốn truyền tải cho riêng bạn.


Hãy luôn học cách quan tâm đến người khác và giảm nhẹ cái tôi của mình trong mọi tình huống giao tiếp. Thay vì đầu tư thời gian và nỗ lực để nâng cấp bản thân, bạn có thể tập trung vào việc quan tâm đến những người xung quanh và đón nhận những điều bất ngờ thú vị đến từ hành động đơn giản này.

Kỹ năng 4 - Quản lý các mối quan hệ

quản lý các mối quan hệ

Để quản lý tốt các mối quan hệ, bạn phải học cách duy trì tốt những mối quan hệ đã và đang có rồi từ đó ngày một phát triển mạnh mẽ hơn. Khi bạn đã có nhiều mối quan hệ gắn kết, bạn sẽ trở thành một người biết truyền cảm hứng và có sự ảnh hưởng lớn đến mọi người.

Trong môi trường làm việc tập thể, những nhà lãnh đạo nổi tiếng bắt đầu từ những nhân viên giỏi làm việc nhóm, quản lý tốt xung đột của các thành viên trong đội ngũ.

Muốn các nhân viên trong nhóm của mình làm việc hiệu quả hơn, bạn phải hiểu được cảm xúc của họ, những mong muốn của họ từ đó đồng cảm với những góc khuất của họ và hướng đến những kết quả tích cực.
 

Để quản lý các mối quan hệ bạn có thể bắt đầu rèn luyện 3 cách sau:

1. Rèn luyện khả năng giao tiếp qua ngôn ngữ cơ thể

Trong môi trường làm việc, chúng ta không thể tránh việc gửi đi các thông điệp ẩn với nhân viên khác. Hãy sử dụng cơ thể và truyền tín hiệu đến người khác đồng thời học cách đọc cảm xúc của người khác;
 

2. Sử dụng khiếu hài hước và cảm xúc tích cực để giảm thiểu mọi căng thẳng

Tiếng cười là liều thuốc hữu hiệu nhất để xua tan mọi nỗi buồn, cơn nóng giận bất thường đến từ người khác. Niềm vui sẽ giảm bớt đi sự nặng nề, không khí căng thẳng trong mọi tập thể và giữ vững cân bằng tâm trạng cho tất cả mọi người;
 

3. Rèn luyện tư duy coi xung đột là cơ hội tốt để gắn kết mọi người mạnh mẽ hơn

Xung đột và bất đồng chính kiến là điều không thể tránh khỏi trong mọi mối quan hệ của con người. Hai con người được sinh ra ở thời điểm khác nhau, nhận thức khác nhau, trải nghiệm khác nhau sẽ luôn nảy sinh ra những ý kiến trái chiều không đáng có. Nếu bạn có khả năng giải quyết xung đột theo những phương pháp hiệu quả nhất sẽ tạo ra những kết quả bất ngờ. Giải quyết xung đột chính là thời điểm tốt để 2 người trái quan điểm có thể giãi bày ý kiến riêng của mình và có cơ hội tìm ra quan điểm chung cho cả 2.


Bài viết này là tổng hợp những nội dung cốt lõi nhất về trí thông minh cảm xúc-chỉ số EQ, bạn có thể tham khảo những phương pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả trên để hình thành nên những cảm xúc tích cực cho bản thân và mọi người xung quanh bạn nhé!

<<<Xem thêm>>>Chỉ số sáng tạo (CQ)

 
KIỂM TRA EQ

© TestIQ.vn Chính sách và điều khoản Hỗ trợ

Công ty TNHH dịch vụ AlphaIQ.
Email: testiqag@gmail.com
Trụ sở: B270 Tô Ký, Tổ 6, Khu phố 3, Đông Hưng Thuận, Quận 12, TPHCM.
Mã số doanh nghiệp: 0315532495 cấp ngày 28/02/2019.
Nơi cấp: SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Copyright © VietNam High IQ Society. All rights reserved