Giới thiệu về tính cách ESFJ - The Consuls

ESFJ Là Gì?

ESFJ, hay người quan tâm là những người sống thực tế, hoà đồng và luôn có lòng vị tha. Chính vì vậy mà họ rất tận tâm trong những công việc cộng đồng và luôn nghiêm túc khi đưa ra những cam kết cá nhân. Khoảng 12% dân số thế giới có đặc điểm tính cách ngày.

 

Đặc điểm nhận diện của ESFJ

 
Là Người quan tâm (hay Người chăm sóc), ESFJ là một kiểu tính cách trong đó cảm xúc chiếm ưu thế. Bất cứ ai có kiểu tính cách ESFJ đều yêu thích giao tiếp xã hội. Họ rất quan tâm đến người khác và rất coi trọng việc được yêu thích và nổi tiếng.

Trái ngược với những người hướng nội, ESFJ là kiểu tính cách hướng ngoại. Họ hòa đồng và thích tương tác với nhiều bạn bè. Chính vì vậy, ESFJ luôn toả ra nhiều năng lượng sống và sống nhiệt tình.

ESFJ là những người để ý đến những chi tiết nhỏ hơn bức tranh tổng thể. Họ là những con người ở hiện tại, sống ở hiện tại. ESFJ cảm nhận thế giới quan của mình và đưa ra quyết định dựa trên những gì họ cảm thấy tốt cho những người xung quanh. Có thể nói, ESFJ suy nghĩ và hành động dựa trên cảm xúc nhiều hơn là lý trí. Tuy nhiên, họ cũng quảng giao và biết cách đồng cảm.

ESFJ là những người lập kế hoạch giỏi. Họ thích dự đoán tương lai và lên kế hoạch chi tiết cho những gì mình sẽ làm. Do vậy, ESFJ không trông chờ những bất ngờ xảy ra trong cuộc sống. Họ cũng là những con người sống có tổ chức và kỷ luật.
 
Những người mang đặc điểm tính cách ESFJ phổ biến hơn những đặc điểm tính cách khác khi chiếm đến 12% dân số. Bạn có thể gặp ESFJ ở đâu. Họ có thể nằm trong đội cổ vũ trong trường học, những người thích tham gia hoạt động xã hội, những hoạt động hỗ trợ bạn bè và người thân.
Nhóm tính cách ESFJ - The Consuls (Người Lãnh Sự)
 

Nhóm tính cách ESFJ - The Consuls (Người Lãnh Sự). Nguồn: Testiq.vn

Đặc điểm tính cách của ESFJ

 
Một ESFJ sẽ không quan tâm nhiều đến những vấn đề có phần hơi khô khan như khoa học hoặc chính trị của người mới gặp. Họ thích tìm hiểu về thời trang, ngoại hình, địa vị và lập trường của người đối diện hơn là kiến thức mà người kia có.
 
ESFJ là những người có lòng vị tha, luôn làm tròn trách nhiệm của mình, sẵn lòng giúp đỡ người khác và có thiên hướng làm điều đúng đắn. Tuy nhiên, ESFJ không phải là những người ngoại giao mà họ làm điều đó dựa trên đạo đức của bản thân và những quy định luật pháp. Có thể nói ESFJ là những người đề cao truyền thống, thẩm quyền và nguyên tắc. Họ dựa trên các truyền thống và luật pháp đã được thiết lập, đề cao thẩm quyền và quy tắc,
 
Những người mang tính cách ESFJ tận tuỵ và thích được phục vụ, miễn là công việc/vai trò đó có ý nghĩa đôi với họ. Điều này còn thể hiện ở việc họ là những bậc cha mẹ tận tuỵ. Những ESFJ cũng khá tôn trọng hệ thống phân cấp (đặc biệt trong môi trường công việc và gia đình) và luôn thực hiện tốt vai trò của bản thân ở cấp đó, luôn giữ cuộc sống của mình rõ ràng, ổn định và có tổ chức.
 
Trong đám đông, ESFJ luôn hướng ngoại và sẵn lòng hỗ trợ người khác. Luôn trò chuyện và cười đùa với mọi người, ESFJ thích nghe bạn bè kể về họ, những mối quan hệ và cuộc sống của họ. ESFJ chào đón những điều này bằng sự ấm áp, nồng nhiệt, để ý đến từng chi tiết nhỏ trong cuộc nói chuyện. Nếu có điều gì không ổn hoặc căng thẳng xuất hiện, họ sẽ là người điều hoà và tạo ra sự ổn định cho nhóm.
 
ESFJ không thích sự xung đột và luôn cố gắng để thiết lập trật tự trong tổ chức. Họ tham gia vào nhiều hoạt động để có thể sắp xếp và hỗ trợ tập thể của họ ở mức ổn định, do vậy họ cũng sẽ dễ bị tổn thương nếu bị từ chối hoặc không được như ý.
 
Cũng chính vì tính cách trên mà ESFJ khá nhạy cảm với những chỉ trích và dễ bị tổn thương. Để vượt qua điều này, ESFJ phải nỗ lực hơn nữa để có thể toàn tâm toàn ý chăm sóc và hỗ trợ những người họ yêu thương mà không quan tâm đến chỉ trích hoặc những kết quả không như ý.
 

Điểm mạnh và điểm yếu của ESFJ

Điểm mạnh của ESFJ

  • Có kỹ năng thực hành tốt: trong cuộc sống thường nhật, ESFJ quản lý rất tốt cuộc sống của họ và đảm bảo những người thân của mình được chăm sóc tốt
  • Có ý thức trách nhiệm mạnh mẽ: những người mang đặc điểm tính cách ESFJcó tinh thần trách nhiệm cao, thể hiện ở việc họ luôn nỗ lực để hoàn thành nghĩa vụ, dù điều này xuất phát từ ý thức kỳ vọng xã hội hơn là nội tại.
  • Trung thành: là những người ổn định và có cuộc sống riêng tư, ESFJ trở thành những người trung thành và đáng tin cậy. Ở bất kỳ nhóm nào, họ có thể trở thành trụ cột để những thành viên khác dựa vào.
  • Nhạy cảm và ấm áp: với tính cách hướng đến sự ổn định, những ESFJ tìm kiếm sự hòa hợp về cảm xúc và thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến người khác. Họ cũng luôn cẩn thận để không làm mất lòng hay làm tổn thương bất cứ ai. Trong bất kì nhóm nào. ESFJ luôn thể hiện mình là những người trưởng thành, độc lập, muốn đôi bên cùng vui vẻ và có lợi
  • Giỏi kết nối với người khác: với đặc điểm tính cách của mình, ESFJ dễ dàng kết nối và được mọi người yêu thích, Họ là những con người hoà đồng trong xã hội, luôn tích cực và thích hỗ trợ mọi người trong cộng đồng của họ.
 

Điểm yếu của ESFJ

  • Luôn lo lắng về tình trạng xã hội họ: những điểm mạnh này có liên quan đến điểm yếu chính: ESFJs Mối bận tâm với địa vị xã hội và ảnh hưởng, ảnh hưởng đến nhiều quyết định mà họ đưa ra, có khả năng hạn chế sự sáng tạo và suy nghĩ cởi mở của họ.
  • Thiếu linh hoạt: đối với ESFJ, việc được xã hội chấp nhận là điều rất quan trọng. Do vậy họ trở nên rất cẩn trọng, làm việc theo tổ chức, theo địa vị, và thậm chí có thể phê phán những điều khác thường. 
  • Không dễ chấp nhận cải tiến: nhiều ESFJ chỉ chấp nhận sự cải tiến trong trường hợp bất đắc dĩ. Họ không sẵn sàn bước ra khỏi vùng thoải mái của mình, mà đa phần là do cảm giác bất an và không chắc chắn về những gì mình phải làm. 
  • Dễ bị tổn thương bởi chỉ trích: ESFJ không thích xung đột, điều này có thể khiến họ trở nên phòng thủ và dễ bị tổn thương nếu ai đó, đặc biệt là người thân, chỉ trích một thói quen, niềm tin hoặc nguyên tắc của họ.
  • Thích được công nhận: ESFJ cần biết được mọi người khen ngợi và đánh giá cao những gì họ đang làm. Nếu nỗ lực làm việc không được chú ý, họ có thể bắt đầu gợi ý để tìm kiếm sự khen ngợi. Xét cho cùng, việc nhận được những lời khen là một cách để ESFJ tự trấn an bản thân và củng cố giá trị của họ. 
  • Quá vị tha: mặc dù việc sống có lòng vị tha là một điểm tốt, việc tỏ quá vị tha khi người bên cạnh không cần đến có thể khiến những ESFJ không được chào đón.
 

ESFJ ở nơi làm việc

 
Ở nơi làm việc, tính cách của ESFJ luôn được thể hiện rõ rệt dù họ làm ở bất kì vị trí nào. Những ESFJ luôn xem trọng trật tự và việc hoà hợp xã hội, đồng thời sử dụng trí thông minh của họ để đảm bảo mỗi người biết trách nhiệm của mình và những công việc cần hoàn thành. ESFJ luôn tỏ ra thoải mái ở nơi làm việc, thậm chí có phần nào phụ thuộc vào vị trí và hệ thống phân cấp ở nơi làm việc của họ. Có thể nói, dù là nhân viên hay sếp, chỉ cần cho ESFJ biết họ đang ở vị trí nào, đồng thời để họ được tôn trọng và hỗ trợ đúng lúc thông qua những nguyên tắc và tiêu chuẩn làm việc, thì ESFJ sẽ hoàn thành tốt công việc được giao.
 

Khi ESFJ là nhân viên

Với ý thức rõ ràng về trách nhiệm và mục đích làm việc, ESFJ là những người kiên nhẫn, làm việc chăm chỉ và hiệu quả. Khi là nhân viên, họ hiểu được vai trò vị trí của mình và luôn tôn trọng thẩm quyền của người quản lý. ESFJ sẽ thích hợp với những môi trường làm việc có cấu trúc và trách nhiệm rõ ràng, không ngại công việc đòi hỏi khối lượng công việc sao. Sự cống hiến và lòng trung thành của ESFJ khiến họ nhận được sự tôn trọng của sếp.
 

Đồng nghiệp là ESFJ

ESFJ không cảm thấy trở ngại khi phải làm việc theo nhóm bởi họ thường tìm kiếm bạn bè tại nơi làm việc. ESFJ hoà đồng và luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người khi cần thiết nên họ khá năng động khi làm việc nhóm - nơi cần sự hỗ trợ lẫn nhau và kết nối của các thành viên. ESFJ biết được vai trò và trách nhiệm của mình trong nhóm, họ luôn cố gắng để hoàn thành phần việc của mình. Tuy nhiên, việc phải làm những công việc giấy tờ ngày này qua ngày khác có thể khiến ESFJ cảm thấy mệt mỏi và khó hoàn thành công việc.
 
ESFJ biết được tính cách của bản thân và tự hào về điều đó. Do vậy, họ có thể khá nhạy cảm và buồn phiền khi nhận được phản hồi tiêu cực về cách làm việc của mình. Khi ý kiến bị nhóm từ chối, ESFJ có thể bị căng thẳng và mất tinh thần. Lúc này, họ cần sự hỗ trợ của đồng nghiệp để có thể tiến bộ và được công nhận.
 

Khi ESFJ là người quản lý

Đối với ESFJ, việc phải chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến quản lý con người có thể khiến họ cảm thấy hào hứng vì họ biết đây là công việc mình có thể làm tốt. Là trưởng nhóm, ESFJ sẽ tìm mọi cách để khiến mọi người cảm thấy họ được đóng góp vào công việc chung, được là một phần của nhóm và có thể kết nối với các thành viên trong nhóm. ESFJ cũng biết cách làm dịu những mối quan hệ căng thẳng trong nhóm để hoàn thành công việc.
 
ESFJ là người tôn trọng thứ tự và cấp bậc trong tổ chức, do vậy họ cũng khá nhạy cảm khi gặp chuyện liên quan đến cấp bậc và có thể gặp phải căng thẳng nếu gặp trường hợp bất hợp tác. ESFJ không thích xung đột và sẽ tìm mọi cách để tránh gặp xung đột về vai trò trong tổ chức. Do vậy, nếu không gặp vấn đề về xung đột vai trò, bạn sẽ thấy ESFJ là những người sếp giỏi và không kém phần thú vị.
 

Những người nổi tiếng là ESFJ

 
Bạn sẽ không ngạc nhiên khi biết nhiều chính trị gia và những người có ảnh hưởng đến xã hội có tính cách ESFJ, trong đó nổi bật nhất là Bill Clinton, Gerald Ford, Desmond Tutu, Rich Santorum và Francis (Đức giáo hoàng). Ngoài ra, ESFJ cũng nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật như Taylor Swift, Jennifer Garner, Jennifer Lopez, Tyra Banks,...
 
 
Là một người nghiêm túc và kỹ tính, ESFJ luôn nhận biết được vai trò và trách nhiệm của họ trong bất kì tổ chức hay cộng đồng nào. Tuy nhiên, họ cũng là những người sống nồng nhiệt, nhạy cảm và sâu sắc.



© TestIQ.vn Chính sách và điều khoản Hỗ trợ

Công ty TNHH dịch vụ AlphaIQ.
Email: testiqag@gmail.com
Trụ sở: B270 Tô Ký, Tổ 6, Khu phố 3, Đông Hưng Thuận, Quận 12, TPHCM.
Mã số doanh nghiệp: 0315532495 cấp ngày 28/02/2019.
Nơi cấp: SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Copyright © VietNam High IQ Society. All rights reserved