6 điều thú vị về điểm kiểm tra IQ
11/9/2019 9:00:08 AM
Bạn muốn thử thách trí tuệ của mình với những câu đố IQ hóc búa, trước tiên hãy đọc bài viết này để hiểu rõ hơn về chỉ số IQ nhé!
Kiểm tra chỉ số IQ là phương pháp chính để đo lường trí thông minh của con người tương đối chính xác nhất kể từ thế kỷ 19. Mặc dù có nhiều chỉ trích về độ tin cậy của nó trong vài thập kỷ qua, nhưng các bài kiểm tra IQ vẫn là thước đo khả năng trí tuệ phổ biến nhất thế giới. Dưới đây là 6 sự thật đáng ngạc nhiên về các bài kiểm tra IQ.
I. Điểm kiểm tra IQ của nam giới và nữ giới khác nhau
Một số nghiên cứu cho thấy rằng có một sự khác biệt khá lớn giữa điểm kiểm tra IQ của nam và nữ. Đàn ông có nhiều công việc đòi hỏi độ phức tạp và kỹ năng ứng biến nhanh nên chỉ số IQ trung bình cao hơn phụ nữ 5 điểm (theo thống kê năm 2004)
Nam có xu hướng thông minh hơn về nhận thức không gian, trong khi nữ có điểm số cao hơn về phát triển ngôn ngữ và trí tuệ cảm xúc (EQ). Mặc dù vậy, trí thông minh tổng thể của nam và nữ cơ bản là đều giống nhau.
Những nhà khoa học kết luận rằng: “Những khám phá này đã hỗ trợ thêm cho khuyến nghị của các chuyên gia y tế đầu ngành về việc khuyến khích các bà mẹ cho con bú hoàn toàn cho tới 6 tháng tuổi và cho bú lâu hơn cho tới ít nhất 1 năm.”
Để tiến hành nghiên cứu về vấn đề này, các nhóm nghiên cứu đã theo dõi gần 2000 bà mẹ và con của họ. Số trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ từ 6 tháng cho tới 12 tháng sẽ được kiểm tra chỉ số IQ vào năm 3 tuổi và 7 tuổi. Nghiên cứu kết luận số trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có điểm số trung bình cao hơn số trẻ không được uống sữa mẹ thường xuyên ít nhất là 15%.<<<Xem thêm>>>3 cách tăng IQ hiệu quả nhất
III. Các bài kiểm tra IQ chủ yếu được sử dụng để chẩn đoán bệnh khuyết tật trí tuệ
Khuyết tật trí tuệ là tình trạng thiếu hụt sự phát triển của bộ não, bắt đầu từ thời thơ ấu, dẫn đến sự hạn chế đáng kể về trí tuệ hoặc nhận thức và khả năng thích ứng kém với nhu cầu của cuộc sống hàng ngày
Có nhiều mức độ khuyết tật trí tuệ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Trường hợp nặng thường được chẩn đoán lúc trẻ mới khai sinh. Tuy nhiên, đối với các trường hợp mức độ nhẹ chúng ta thường không thể nhận ra trẻ bị khuyết tật trí tuệ cho tới khi những biểu hiện bắt đầu xảy ra.
Các bài kiểm tra IQ được sử dụng để chẩn đoán bệnh khuyết tật trí tuệ và tách chúng khỏi bệnh tâm thần. Theo bài kiểm tra của Binet - Simon từ đầu những năm 1990, những người có chỉ số IQ dưới 70 được coi là có vấn đề về tâm thần.
IV. Bài kiểm tra IQ chỉ đo lường một số kỹ năng trí tuệ nhất định
Các bài kiểm tra IQ không đo lường tất cả các cấp độ thông minh và thành công trong sự nghiệp. Thay vào đó, các bài kiểm tra IQ chỉ đo lường một số khả năng trí tuệ như kỹ năng phân tích, toán học và không gian; các bài kiểm tra IQ không được sử dụng để đo lường sự sáng tạo, nghệ thuật, cảm xúc, khả năng lãnh đạo và kỹ năng xã hội,...
V. Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến IQ
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ em. Các trẻ được sinh ra tại các vùng đất bị ô nhiễm môi trường sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm trùng đường ruột (tiêu chảy, tả, thương hàn) làm trẻ mất 10 điểm IQ so với nhóm trẻ không mắc bệnh.
Những trẻ bị bỏ rơi, không có tình yêu thương của mẹ và không được giáo dục tốt, chắc chắn chỉ số IQ sẽ thấp hơn các trẻ được sống trong tình thương của bố mẹ. Theo một số nghiên cứu trên thế giới, chỉ số IQ của những bé này ở độ tuổi lên 3 trung bình chỉ 60,5; trong khi nếu trẻ được sống trong môi trường tốt thì chỉ số thông minh 91,8.
Các yếu tố môi trường khác nhau có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của con người như suy dinh dưỡng, tình trạng kinh tế xã hội, căng thẳng, cấu trúc hỗ trợ và thái độ. Hơn nữa, chất lượng giáo dục cũng có ảnh hưởng đến điểm số IQ. Học sinh ở các trường được tài trợ kém thường có điểm thấp hơn so với những học sinh ở các trường ổn định về tài chính.
VI. Thứ tự sinh không ảnh hưởng đến IQ
Không phải sự thật là những đứa trẻ lớn nhất thông minh hơn và thành công hơn những đứa trẻ khác. Trí thông minh của trẻ không phụ thuộc vào thứ tự chúng được sinh ra mà bị ảnh hưởng bởi giới tính, tính cách, chênh lệch tuổi tác, quy mô gia đình và tuổi của cha mẹ.
Qua bài viết này các cha mẹ đã nắm rõ được 6 điều thú vị về điểm kiểm tra IQ để từ đó có thể kịp thời sử dụng các phương pháp khoa học tiên tiến để tăng cường chỉ số IQ cho con mình rồi đấy!