Thông tin chi tiết

4 kỹ năng giúp tăng cường chỉ số EQ hiệu quả nhất

11/13/2019 4:49:55 PM

Bạn đang đảm đương chức vụ quản lý nhân sự, phó giám đốc của công ty và đang muốn phát triển hơn vị trí hiện tại. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đạt được điều đó!

4 kỹ năng giúp tăng cường chỉ số eq

Các vấn đề xã hội của con người có liên quan chặt chẽ với trí tuệ cảm xúc (EQ). Cảm xúc của chúng ta phát triển mạnh mẽ để phục vụ cho các mục đích xã hội, các vấn đề về con người, sự tương tác giữa con người với môi trường. Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc có thể hóa giải mọi mâu thuẫn, đưa hệ thống thần kinh của chúng ta trở về trạng thái cân bằng, lan tỏa cảm xúc yêu thương và hạnh phúc đến tất cả mọi người.

I. Bài tập trí tuệ cảm xúc căn bản 

bài tập trí tuệ cảm xúc

Những khả năng của trí tuệ cảm xúc phụ thuộc vào việc giao tiếp với mọi đối tượng xung quanh bằng ngôn ngữ, cử chỉ, sự kết nối cảm xúc của bạn đến cảm xúc của người khác. 
 

Hãy thực hiện bài tập trí tuệ cảm xúc căn bản như sau:

+ Đánh giá sự thân thiện của bản thân tác động đến người khác
+ Sự quan tâm của bản thân đến mọi người.
+ Sự quan tâm của mọi người dành cho bạn.

Cá nhân là một phần của tập thể, các tập thể tạo ra xã hội loài người. Hãy tưởng tượng bạn và tất cả mọi nhân viên trong công ty là những nơ ron thần kinh trong bộ não, và một khi tất cả mọi nơ ron thần kinh não liên kết hoạt động cùng một lúc, những điều kỳ diệu sẽ xảy ra!
<<<Có thể bạn chưa biết>>>
Chỉ số EQ bao nhiêu là cao?

II. Xây dựng 4 kỹ năng chính để tăng chỉ số EQ cho bạn

4 kỹ năng chính để nâng cấp chỉ số EQ của bạn:

  1. Trải nghiệm tốt cảm xúc cá nhân;
  2. Quản lý mọi hành vi cá nhân;
  3. Sự tương tác với xã hội;
  4. Quản lý tốt các mối quan hệ.

1. Trải nghiệm tốt cảm xúc cá nhân

Trải nghiệm tốt cảm xúc cá nhân

Các nhà tâm lý học đã khẳng định rằng những trải nghiệm cảm xúc hiện tại của bạn là sự phản ánh của những trải nghiệm cảm xúc trong quá khứ. Tất cả mọi trải nghiệm về những cảm giác căn bản như giận dữ, buồn bã, sợ hãi và niềm vui phụ thuộc vào những tình huống mà bạn đã từng trải nghiệm trong quá khứ. Nếu cảm xúc của bạn luôn luôn tích cực, đó chính là nguồn tài sản quý giá nhất trong cuộc sống. Nhưng nếu những trải nghiệm cảm xúc của bạn là sự nghi ngờ, đe dọa hoặc đau đớn thì hãy thay đổi trí tuệ cảm xúc ngay từ lúc này.

Hãy đặt ra những câu hỏi để thực hành trải nghiệm cảm xúc:

+ Cảm xúc hiện tại của bạn là gì?
+ Biểu cảm gương mặt của bạn thay đổi từ tức giận tới vui vẻ như thế nào?
+ Bạn có cảm nhận được những cảm giác vật lý ở những nơi như dạ dày, cổ họng hoặc ngực khi bạn tức giận hoặc buồn chán không?
+ Nét mặt của bạn như thế nào khi bạn vui vẻ, hạnh phúc và yêu đời?
+ Cảm xúc của bạn có đủ mãnh liệt và chân thành để thu hút mọi người xung quanh?

Nếu bất kỳ trải nghiệm nào được đề cập ở trên mà bạn chưa cảm nhận được, đừng lo lắng hoặc sợ hãi, bạn chỉ cần tĩnh tâm và ghi nhớ lại, đó chính là những trải nghiệm rất quan trọng.

Bạn có thể thực hành thiền định để nhìn nhận lại chính bản thân mình, từ đó có thể đưa ra những đánh giá sáng suốt nhất để học cách thay đổi. Thiền định có thể dập tắt mọi cảm xúc tiêu cực của bạn về cuộc sống và hướng tới những cảm giác tích cực nhất. Thiền định có thể xoa dịu tâm trí và gia tăng sự tập trung của bạn, khiến bạn có thể nhìn nhận rõ tính cách của bản thân.

2. Quản lý mọi hành vi cá nhân

Quản lý mọi hành vi cá nhân

Trải nghiệm tốt cảm xúc của bản thân chỉ là bước đầu tiên để quản lý trí tuệ cảm xúc (EQ). Bước tiếp theo, bạn phải trao dồi các kiến thức về sử dụng cảm xúc để đưa ra hành vi của chính mình. Ví dụ như mỗi khi bạn trở nên căng thẳng quá mức, bạn có thể mất kiểm soát cảm xúc và đó chính là lúc để bạn thực hành quản lý hành vi cá nhân.


Hãy ghi nhớ về những khoảnh khắc bạn bị cơn tức giận khống chế. Đó chính là những lúc trí tuệ của bạn thiếu sáng suốt nhất!

Hãy sử dụng khả năng quản lý sự căng thẳng và duy trì những cảm xúc tích cực, bạn sẽ có cơ hội đón nhận những cơ hội tốt nhất và tránh khỏi những mâu thuẫn không cần thiết với đồng nghiệp. Khi đã sử dụng thành thạo khả năng quản lý hành vi này, bộ não của bạn sẽ luôn ở trong trạng thái hạnh phúc, chủ động, tuân thủ các mệnh lệnh và thích nghi tốt với mọi hoàn cảnh.

3. Sự tương tác với xã hội

Sự tương tác với xã hội

Sự tương tác với xã hội là kỹ năng cực kỳ quan trọng để nhận ra các tín hiệu không lời mà người khác liên tục gửi đến bạn. Những tín hiệu này là phản ánh cảm xúc của những người khác đang muốn truyền tải đến bạn. Khi hiểu được những tín hiệu phi ngôn ngữ này, bạn có thể biết mình phải làm gì tiếp theo và đưa ra những ứng biến phù hợp nhất. 


Để làm được điều này, bạn chỉ cần tạm dừng suy nghĩ của mình trong lúc đón nhận những tín hiệu phi ngôn ngữ này.


Các bài tập cơ bản để nâng cao khả năng tương tác với xã hội:
 

+ Tạm dừng mọi suy nghĩ, ý định và mục tiêu cá nhân, tập trung vào các tín hiệu đến từ xã hội;
+ Tập trung theo dõi mọi sự thay đổi dù là nhỏ nhất của tín hiệu đó;
+ Ghi nhớ hoặc ghi chép lại để đưa ra những phân tích chuẩn xác nhất.

Luôn ghi nhớ, tập trung quan sát, đón nhận tín hiệu xung quanh chính là lúc bạn đang đón nhận những cơ hội tuyệt vời đến từ xã hội!

4. Quản lý các mối quan hệ

 
Quản lý các mối quan hệ

Tương tác với tất cả mọi người là một quá trình lâu dài bằng nhận thức về cảm xúc và khả năng hiểu biết của bạn để duy trì những mối quan hệ cùng một lúc. Bạn càng quản lý tốt các mối quan hệ, bạn càng có cơ hội phát triển hiệu quả các kỹ năng xã hội.

 

Ngôn ngữ hình thể:

Có những trường hợp bạn muốn truyền tải thông tin đến đối tác mà không thể nói ra trực tiếp, đây chính là lúc cơ thể của bạn phát huy khả năng. Bất kỳ mọi biểu hiện trên mặt: mắt, mũi, miệng và trán, đều có thể giúp chúng ta truyền đạt ý muốn đến đối tác mà không cần nói ra trực tiếp.

 

Sử dụng khiếu hài hước để phát ra năng lượng tích cực:

Khiếu hài hước, tiếng cười và các trò chơi là liều thuốc giải độc tự nhiên cho cảm xúc, giảm bớt gánh nặng của công việc và tăng cường sự đoàn kết của mọi tập thể. Nắm giữ được yếu tố này chắc chắn bạn sẽ trở thành một lãnh đạo tuyệt vời trong tương lai đấy!

Học cách giải quyết các mâu thuẫn và tạo ra cơ hội để mọi người gần gũi hơn:

Mâu thuẫn và bất đồng là điều không thể tránh khỏi trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn xấu. Nếu bạn giải quyết xung đột theo một cách tích cực, mang tính xây dựng thì bạn hoàn toàn có thể củng cố niềm tin giữa mọi người và thắt chặt thêm sự đoàn kết của tập thể.


Rèn luyện tốt 4 kỹ năng để tăng cường chỉ số EQ có thể giúp bạn luôn đứng vững trước mọi tác động xấu đến từ những mối quan hệ tiêu cực và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ đến từ tất cả mọi người xung quanh!

<<<Xem thêm>>>7 thói quen của người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao (EQ)

 



KIỂM TRA EQ

© TestIQ.vn Chính sách và điều khoản Hỗ trợ

Công ty TNHH dịch vụ AlphaIQ.
Email: testiqag@gmail.com
Trụ sở: B270 Tô Ký, Tổ 6, Khu phố 3, Đông Hưng Thuận, Quận 12, TPHCM.
Mã số doanh nghiệp: 0315532495 cấp ngày 28/02/2019.
Nơi cấp: SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Copyright © VietNam High IQ Society. All rights reserved