Thông tin chi tiết

Định nghĩa thiên tài thang điểm IQ 140

1/4/2020 11:15:46 AM

Tại sao trên thế giới có hơn 7 tỷ người đang sinh sống và làm việc nhưng chỉ có 2,1% dân số toàn cầu được nằm trong nhóm thiên tài, hãy cùng testiq.vn khám phá về sự thật này nhé!

định nghĩa thiên tài

Lewis Madison Terman sinh ngày 15 tháng 1 năm 1988, quận Johnson, Ấn Độ. Qua đời ngày 21 tháng 12 năm 1956 tại Palo Alto, Bang  California. Nhà tâm lý học vĩ đại người Mỹ đã công bố phát minh về bài kiểm tra trí thông minh nổi tiếng nhất được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ để đo lường trí thông minh con người, Stanford-Binet.
<<<Xem thêm>>>
Định nghĩa thang điểm IQ dưới 85

I. Sự ra đời thang điểm chỉ số IQ 140

Lewis Terman tham gia các công trình nghiên cứu về trí thông minh con người ở Đại học Stanford vào năm 1910, ông trở thành giáo sư giáo dục vào năm 1916, năm ông xuất bản Hệ thống đo lường trí thông minh. Đây là một Hệ thống nâng cấp tiên tiến của Đại học Stanford về mở rộng thang đo chuẩn Binet-Simon đã được phát minh ra bởi Alfred Binet, trực thuộc Bộ giáo dục Pháp. Kết quả cuối cùng trong bài kiểm tra này được biểu thị bằng chỉ số thông minh, hay còn được gọi là chỉ số IQ. 

Trong Thế chiến I Lewis Terman đã góp phần phát triển nhóm thông minh thiên tài đầu tiên trong kỳ kiểm tra trí thông minh của chương trình Alpha và Beta được thử nghiệm bởi quân đội Hoa Kỳ. Lewis Terman trở thành giáo sư tâm lý học tại Stanford vào năm 1922, ông tiếp tục giảng dạy và tham gia các công trình nghiên cứu cho đến lúc nghỉ hưu vào năm 1942. 


Năm 1921, Lewis Terman đưa ra một chương trình dài hạn đại diện cho các nghiên cứu tâm lý học về năng khiếu con người. Có 1.528 trẻ em thuộc bang California có chỉ số IQ trên 140 được tham gia kiểm tra về mặt y tế, nhân chủng học và tâm lý. Tất cả dữ liệu mô tả về thành tích học tập, khả năng đọc sách và khả năng giải quyết các câu hỏi đố mẹo đều được lưu lại hoàn toàn. Lewis Terman tiếp tục công trình nghiên cứu này cho đến khi qua đời. Tất cả mọi bằng chứng thu được đã làm sáng tỏ khả năng những trẻ em có năng khiếu có xu hướng khỏe mạnh và tâm lý ổn định hơn những trẻ em có chỉ số IQ trung bình.

II. Định nghĩa thiên tài 

định nghĩa thiên tài của lewis terman

Theo các chuyên gia tâm lý học, thiên tài là danh từ chỉ riêng những người có sức mạnh trí tuệ phi thường.

Định nghĩa thiên tài về chỉ số thông minh IQ dựa trên các nghiên cứu bắt nguồn từ đầu những năm 1900. Năm 1916, nhà tâm lý học người Mỹ Lewis M.Terman đã thiết lập chỉ số IQ cho thiên tài ở mức 140 trở lên, thang điểm này có tỷ lệ  2,1% tương đương với trong số 250 người chỉ có 1 người là thiên tài.

Nhà tâm lý học người Mỹ Leta Hollingworth đã nghiên cứu bản chất về điều kiện nuôi dưỡng của các thiên tài, bà đã đề xuất một ngưỡng IQ mới có chỉ số IQ 180, về mặt lý thuyết chỉ có khoảng 1 người trong 2 triệu người.


Các nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu về những trẻ em có năng khiếu đã lập luận rằng không nên xác định tỷ lệ thiên tài trên các dữ liệu đã thu thập vì chưa đủ sức thuyết phục. Các bài kiểm tra trí thông minh thông thường dường như không đủ hiệu quả trong việc đo lường khả năng trí tuệ vượt xa mức độ bình thường, các dữ liệu thu thập được đa số chỉ đề cập đến tốc độ xử lý trí tuệ chứ rất ít dữ liệu phát hiện ra những khả năng tiềm ẩn khác của các cá nhân tham gia quá trình thống kê.

Vì lý do trên, các nhà tâm lý học đều chủ trương nâng cao mức độ khó trong các bài kiểm tra và tạo ra những công trình nghiên cứu mới để đưa ra giải pháp tối ưu dành riêng cho việc phát hiện những khả năng ẩn chứa bên trong những trẻ em chỉ đạt thang điểm IQ trung bình (85-115) vì còn rất nhiều trẻ em chưa có cơ hội được phát hiện tiềm năng vì quá trình tuyển chọn chưa ở trên quy mô thống kê rộng rãi. Các nghiên cứu này chính là món quà vô cùng ý nghĩa của các nhà tâm lý học dành riêng cho những trẻ em chưa tìm ra được điểm mạnh năng khiếu của bản thân.


Danh từ thiên tài được các nhà tâm lý học sử dụng theo 2 ý nghĩa:

1. Theo nghĩa thứ nhất, được công bố bởi nhà tâm lý học Lewis Terman, nó đề cập đến khả năng trí tuệ tuyệt vời được đo bằng hệ thống đo lường tiêu chuẩn để kiểm tra trí thông minh.

2. Theo nghĩa thứ hai, ý nghĩa phổ biến trên toàn thế giới hơn, được xuất phát từ công trình nghiên cứu của nhà khoa học người Anh thế kỷ 19 Francis Galton. Công trình này chỉ định khả năng sáng tạo của các cá nhân có trí tuệ đặc biệt cao được chứng minh bằng thành tích cụ thể, bằng cấp thực tế.

III. Thang điểm thiên tài 

Qua các nghiên cứu ban đầu về chỉ số IQ, Lewis Terman đã đề xuất hệ thống thang đo tiêu chuẩn Stanford-Binet để phân loại thang điểm IQ thiên tài nằm trong khoảng 140-145 điểm. Thang điểm hướng dẫn sơ bộ về hệ thống thang điểm IQ thiên tài:


Điểm IQ

Định mức IQ

115-124

Trên trung bình

125-134

Năng khiếu

135-144

Có năng khiếu cao

145-154

Thiên tài (cấp độ giáo sư)

155-164

Thiên tài (cấp độ giải thưởng Nobel)

165-179

Thiên tài cực kỳ xuất sắc

180-200

Thiên tài đẳng cấp cao nhất

>200

“Không đủ đo lường khả năng”


IV. Những thiên tài đạt thang điểm IQ 145:

kim ung-yong

Thang điểm IQ thiên tài bắt đầu từ số điểm 140-145. Sau đây là danh sách 15 người thông minh nổi tiếng nhất thế giới hiện tại:

1. Nhà vật lý/ kỹ sư Kim Ung-yong (Hàn Quốc): IQ 210;

2. Bouncer Christopher Michael Langan (Mỹ): IQ 195;

3. Kỹ sư Philip Emeagawali (Nigeria): IQ 190;

4. Tác giả Marilyn Vos Savant (Mỹ): IQ 180;

5. Nam diễn viên điện ảnh James Woods (Mỹ): IQ 180;

6. Chính trị gia - John H. Sununu (Cuba): IQ 180;

7. Nhà toán học - Andrew Wiles (Anh): 170;

8. Nhà vô địch cờ vua - Bobby Fisher (Anh): IQ 164;

9. Hiệu trưởng - Paul F. Meekin (Anh): IQ 164;

10. Theodosis M. Prousalis (Hy Lạp): IQ 163;

11. Chuyên gia tư vấn bảo mật - Eugenio Correnti (Pháp): IQ 157;

12. Giám đốc kinh doanh - Ivan Rasic (Croatia): IQ 155;

13. Kỹ sư CNTT - Saurabh Agarwal (Ấn Độ): IQ 147;

14. Nhạc sĩ Gurkan Kylic (Hoa Kỳ): IQ 147;

15. Nhà thiết kế hàng không vũ trụ - Okay KaraKas (Thổ Nhĩ Kỳ): IQ 144.


Năm 1926, Tiến sĩ tâm lý học Catherine Morris Cox - người đã được Tiến sĩ Lewis M. Terman, Tiến sĩ Florence L. Goodenaugh và Tiến sĩ Kate Gordon giúp đỡ công bố một nghiên cứu về “Những người có trí tuệ thông minh nhất thế giới” sống từ 1450 đến 1850 để ước tính chỉ số IQ cụ thể của họ. Toàn bộ mọi dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu đã được tổng hợp lại để tạo thành danh sách sau: 

isaac newton

1. William Jame Sidis: IQ 200-300;

2. Kỹ sư Philip Emeagwali: IQ 190;

3. Nhà vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov: IQ 190;

4. Thiên tài vật lý Isaac Newton: IQ 190;

5. Francois-Marie Arouet (Voltare): IQ 190;

6. Ludwig Wittgenstein: IQ 190;

7. Thiên tài toàn năng Leonardo da Vinci: IQ 180;

8. Diễn viên điện ảnh James Wood: IQ 180;

9. David Hume: IQ 180;

10. Thủ tướng Benjamin Netanyahu: IQ 180;

11. Blaise Pascal: IQ 171;

12. Đồng sáng lập tập đoàn Microsoft Paul Allen: IQ 160;

13. Martin Luther: IQ 170;

14. Michael Faraday: IQ 170;

15. Galileo Galilei: IQ 165;

16. Albert Einstein: IQ 160;

17. Charles Darwin: IQ 150;

18. George Washington: IQ 140.

IV. Tốc độ tiếp thu kiến thức của các thiên tài

tốc độ tiếp thu của thiên tài

Thiên tài là những cá nhân đặc biệt tài năng trong một số lĩnh vực nhất định nhờ khả năng tiếp thu một lượng dữ liệu thông tin lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Khả năng của các thiên tài thể hiện rõ nhất qua khả năng sáng tạo, tốc độ suy luận và khả năng thích ứng với những công việc mới chưa từng được trao dồi kiến thức.

Đã có rất nhiều nỗ lực đến từ các chuyên gia tâm lý, thần kinh học trên toàn thế giới để giải thích bản chất và nguồn gốc cụ thể sinh ra các cá nhân thiên tài, cũng như các cuộc điều tra về sự liên quan giữa các thiên tài với những đức tính kỳ lạ.


Tiến sĩ Galton, người tiên phong mở đầu ra hệ thống nghiên cứu chuẩn mực đầu tiên về định nghĩa thiên tài trên thế giới đã đưa ra giả thuyết rằng thiên tài là đẳng cấp trí tuệ tổng hợp 3 yếu tố: trí tuệ, sự nhiệt huyết và kỹ năng làm việc ở cấp độ cao nhất. Cuốn sách Di truyền thiên tài được xuất bản năm 1869 có đề cập tới các cá nhân có thành tích xuất sắc theo gen di truyền. Quan điểm này ngay lập tức đã thổi bùng các quan điểm trái chiều, các nhà khoa học đều không đồng tình về khả năng di truyền học dẫn đến trí tuệ thiên tài vì chưa đủ dẫn chứng thuyết phục. 


Các học giả cũng chỉ trích các định nghĩa về thiên tài chưa loại trừ điều kiện sinh sống, điều kiện cơ sở giáo dục và các lĩnh vực chưa được phổ biến rộng rãi dẫn tới sự chênh lệch về kiến thức giữa các quốc gia. Các chuyên gia tâm lý ủng hộ quan điểm hình thành hệ thống tính điểm của chỉ số thiên tài tùy thuộc vào từng vùng địa lý, nền văn hóa và tôn giáo để phù hợp hơn với nhu cầu giải thích về trí tuệ của tất cả mọi vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

V. 3 đặc điểm của thiên tài

Thiên tài là sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều khả năng, sự sáng tạo, làm chủ cảm xúc bản thân, khả năng chịu đựng và các ưu điểm trong tính cách khác.

Một quan điểm đương đại được phát triển bởi nhà tâm lý học người Mỹ Howard Gardner, thuyết đa trí tuệ của con người. Howard Gardner đã xác định ra được ít nhất 8 loại trí thông minh khác nhau. Giống như tất cả các đặc điểm của con người, những người sở hữu nhiều khả năng khác nhau gần như không phải nhờ vào may mắn mà chính là họ thấu hiểu sớm được chính bản thân. Những thiên tài trên thế giới thực ra chính là những người nhìn nhận và xác định rõ ưu điểm của mình sớm hơn những người khác và không bao giờ từ bỏ con đường mà họ đã chọn.

8 loại trí thông minh được Gardner đề cập đến ở trong 8 lĩnh vực cụ thể ví dụ như: những nhà khoa học có trí thông minh logic toán học, các nhà văn sở hữu trí thông minh ngôn ngữ, nghệ sĩ nổi tiếng thể hiện trí thông minh không gian-thị giác, nhạc sĩ vĩ đại được sinh ra với trí thông minh âm nhạc, vũ công chuyên nghiệp có trí thông minh cơ thể, các nhà lãnh đạo thiên tài có trí thông minh cảm xúc, những nhà tâm lý trị liệu có trí thông minh tâm linh,...  

Đối với 8 loại trí thông minh này, nhà tâm lý học người Mỹ Robert A.Emmons đã phát minh ra trí thông minh tâm linh qua những quan sát tới các nhà lãnh đạo tinh thần nổi tiếng thế giới. Các nhà thần kinh học đã tìm kiếm các nền tảng tâm sinh lý dành riêng cho 8 loại trí tuệ này bên trong bộ não con người, hàng trăm công trình nghiên cứu được tiến hành để đánh giá 8 loại trí tuệ tuyệt vời này nhằm phát triển tối đa năng lực tiềm ẩn mà con người chưa từng khai phá.

1. Đức tính độc lập tự chủ

đức tính độc lập tự chủ

Nhà tâm lý học người Mỹ gốc Hungary Mahalyi Csikszentmihalyi mô tả cách thức sáng tạo và khả năng làm chủ một lĩnh vực của các thiên tài. Nghiên cứu của ông về những quý ông và quý bà nổi tiếng thế giới đã chỉ ra rằng những thành tựu đến từ khả năng sáng tạo tuyệt vời không thể tồn tại nếu không nắm vững các kỹ năng và kiến thức cơ bản. Khả năng sáng tạo chỉ có thể đạt được thông qua quá trình đào tạo chuyên nghiệp và sự tiếp cận với những giáo viên ưu tú. Csikszentmihalyi đã chứng minh mối liên hệ giữa khả năng sáng tạo và trạng thái tinh thần thông suốt.

Quá trình nghiên cứu các cá nhân có thành tích nổi bật nhất, Csikszentmihalyi đã xác định các thuộc tính chủ yếu trong tâm lý của họ. Đặc điểm cần thiết nhất chính là khả năng độc lập, đây là một đức tính tối quan trọng để rèn luyện khả năng tự chủ làm việc một mình khi không có bất kỳ sự trợ giúp nào, tính cách này tạo ra một tâm lý vững vàng khi thể hiện quan điểm cá nhân khác biệt.

2. Sự kiên trì khi thực hiện nhiệm vụ

Những thiên tài trên thế giới luôn tạo ra một sự khác biệt vô cùng lớn đối với những người bạn đồng trang lứa, đồng nghiệp vì sự độc lập trong suy nghĩ và nền tảng kiến thức kiên cố. Trong khi số đông mọi người thường tuân theo các phạm trù, tiêu chuẩn cũ thì các thiên tài thường đưa ra những khía cạnh lập luận khác nhau để tìm hiểu vấn đề cốt lõi nhất chứ không hoàn toàn tuân theo một cách cứng nhắc. 

Khả năng kiên trì kỳ lạ của các thiên tài luôn tạo ra sự chú ý đến từ tất cả mọi người vì tố chất bản lĩnh luôn thể hiện một cách rất rõ ràng khi họ bảo vệ quan điểm và lý tưởng của mình.

3. Áp lực tinh thần của các thiên tài

áp lực tinh thần của các thiên tài

Tính độc lập và sức chịu đựng kỳ lạ của các thiên tài thường tạo ra những thành tích đặc biệt ít người có đủ khả năng để thấu hiểu nên các thiên tài thường chịu một áp lực tinh thần đè nén vô cùng. Trong khi Lewis Terman phát hiện ra những đứa trẻ có trí thông minh tổng quát cao có các chỉ số trung bình về sức khỏe và cảm xúc vượt trội hơn so với những thiên tài có trí tuệ sâu sắc chỉ 1 lĩnh vực chuyên môn. Các nhà quan sát nhận thấy rằng các quan điểm khác biệt của các thiên tài chính là yếu tố gây ra sự căng thẳng xuyên suốt trong quá trình phát triển lĩnh vực mà các thiên tài theo đuổi.

Thiên tài có một số đặc điểm tính cách nổi bật thường có khả năng thúc đẩy thành tích phi thường. Nhà toán học Mỹ đoạt giải Nobel John F. Nash đã công bố công trình có ảnh hưởng sâu sắc đến trí tuệ thiên tài là lý thuyết trò chơi vào năm 1950 ở tuổi 22. Ông trở thành giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) năm 1958, nhưng căn bệnh tâm thần đã khiến ông phải từ chức vị trí giảng viên của mình vào năm 1959. Rối loạn lưỡng cực, rối loạn tâm lý cực đoan được chẩn đoán phổ biến nhất của các thiên tài sáng tạo, từ cảm xúc phấn khởi đến tâm lý trầm cảm bị đảo lộn liên tục vì năng lực cảm xúc cực mạnh của các thiên tài, triệu chứng rối loạn cảm xúc này thường được phát hiện ở các nghệ sĩ, nhà văn, nhạc sĩ và doanh nhân thành đạt. 

Bác sĩ tâm thần người Mỹ Kay Jamison cho rằng, mặc dù hầu hết những người mắc chứng rối loạn cảm xúc này chịu áp lực tinh thần đè nén nhưng nhờ yếu tố này đã cộng hưởng với đức tính kiên nhẫn tạo ra những kỳ tích phi thường cực kỳ khác biệt. Tuy nhiên, theo các cuộc điều tra tâm lý thì các thiên tài mắc chứng rối loạn cảm xúc thường phải dành rất nhiều thời gian để chịu đựng so với khoảng thời gian họ được hưởng lợi từ các thành tích đạt được.

Nhiều học giả tin rằng thiên tài là một hiện tượng bắt nguồn từ yếu tố di truyền và môi trường sống. Những tiềm năng ban đầu tạo ra các thành tích đặc biệt có thể được thừa hưởng từ năng khiếu sẵn có của bố mẹ tùy theo các lĩnh vực, khả năng trải nghiệm quá trình phát triển năng lực trời phú, sức chịu đựng và các yếu tố đến từ môi trường xã hội.


Những tỷ phú giàu nhất thế giới như Mukesh Ambani, Bill Gates, Elon Musk thực ra đều có những cuộc sống rất bình thường và đơn giản. Các bài kiểm tra IQ và thang điểm IQ chỉ là những hệ thống đo lường trí tuệ trong một số lĩnh vực có liên quan nhất định chứ không phải là để xác định sự thành công của mỗi người trong tương lai. Hãy làm việc hết mình ở thời điểm hiện tại và xác định rõ ưu điểm của bản thân để chinh phục thành công bạn nhé!

<<<Có thể bạn quan tâm>>>Thang điểm chỉ số IQ 130




KIỂM TRA IQ CỦA BẠN

© TestIQ.vn Chính sách và điều khoản Hỗ trợ

Công ty TNHH dịch vụ AlphaIQ.
Email: testiqag@gmail.com
Trụ sở: B270 Tô Ký, Tổ 6, Khu phố 3, Đông Hưng Thuận, Quận 12, TPHCM.
Mã số doanh nghiệp: 0315532495 cấp ngày 28/02/2019.
Nơi cấp: SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Copyright © VietNam High IQ Society. All rights reserved