Thông tin chi tiết

Chỉ số IQ - Khai phá sức mạnh đỉnh cao của trí tuệ loài người

12/25/2019 10:38:30 AM

Cùng testiq.vn xóa bỏ mọi rào cản trí tuệ để tiến tới con đường chinh phục mọi thử thách trong cuộc sống bằng sức mạnh tối thượng của con người - Chỉ số IQ

Chỉ số IQ của bạn là bao nhiêu?

(Nếu bạn chưa biết IQ là gì có thể xem ở phần "Khái niệm về IQ" được ghi bên dưới)
chỉ số iq của bạn là bao nhiêu

I. Chỉ số IQ là gì?

chỉ số iq là gì
 

IQ (Intelligence Quotient) là chỉ số thông minh dựa trên các bài kiểm tra tiêu chuẩn để đo lường trí thông minh của con người. Chữ viết tắt “IQ” được sáng tạo bởi nhà tâm lý học William Stern dành cho thuật ngữ Intellectenz quotient theo tiếng Đức. Có thể nói chỉ số IQ là loại chỉ số nổi trội nhất trong 10 loại chỉ số thông minh của con người từng được biết đến.

Chỉ số IQ đã được các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới chứng minh rằng có sự liên quan mật thiết đến rất nhiều yếu tố như các chỉ số sức khỏe, tình trạng xã hội của bố mẹ, các chỉ số thông minh của cha mẹ,...Mặc dù khả năng di truyền của chỉ số IQ đã được nghiên cứu trong gần một thế kỷ nhưng vẫn còn rất nhiều tranh cãi về tầm quan trọng của các ước tính di truyền và các cơ chế kế thừa trí thông minh từ mẹ sang con.

Chỉ số IQ được sử dụng vô cùng rộng rãi trên toàn thế giới với nhiều nhiệm vụ như sắp xếp bậc giáo dục, chữa trị chứng bệnh khuyết tật trí tuệ và xem xét hồ sơ xin việc. Những học sinh có sự quan tâm lớn đến chỉ số IQ cũng có khả năng cải thiện rất hiệu quả về khả năng nhận thức, trí nhớ và tốc độ xử lý các phép tính.

Nhờ có hàng ngàn công trình nghiên cứu chi tiết về chỉ số thông minh của các nhà khoa học và các hoạt động giúp tăng cường chỉ số thông minh toàn xã hội mà IQ trung bình của con người đã tăng đều tới 3 điểm IQ mỗi thập kỷ kể từ đầu thế kỷ 20.

II. Lịch sử hình thành chỉ số IQ

Con người đã sử dụng trí thông minh để tiến hóa suốt hàng chục ngàn năm nhưng phải đến thế kỷ 20 con người mới bắt đầu phát minh ra hệ thống đo lường chính xác những chữ số đại diện cho trí tuệ của mình. Chỉ số IQ được phát triển đầu tiên vào năm 1905, nhờ nhà tâm lý học Alfred Binet khi ông đang thực thi nhiệm vụ từ Bộ giáo dục Pháp để xác định những sinh viên cần hỗ trợ các phương pháp giáo dục. Mặc dù ở thời điểm đó các bài kiểm tra chỉ số thông minh vẫn còn nhiều hạn chế, sử dụng các phương pháp đo lường ít nghiêm ngặt hơn rất nhiều thời điểm hiện tại, nhưng các bài kiểm tra IQ của Binet đã nổi tiếng khắp thế giới như một phương pháp chuẩn mực nhất để xác định trí thông minh của tất cả mọi người trên thế giới

1. Động thái đầu tiên của chính phủ Pháp hình thành nên chỉ số IQ

Lịch sử hình thành chỉ số IQ

Vào năm 1905, Bộ giáo dục Pháp đã yêu cầu Alfred Binet sáng tạo ra một phương pháp chuẩn mực nhất để xác định các học sinh có học lực kém và những biện pháp khắc phục hiệu quả dành cho vấn đề này. Chính phủ Pháp đã có rất nhiều động thái quyết liệt khi ban bố đạo luật yêu cầu tất cả mọi trẻ em Pháp đều phải đến trường, vì vậy Bộ giáo dục cần một phương pháp xác định chính xác nhất trí tuệ của các trẻ em có khả năng tiếp nhận kiến thức kém để đưa ra những biện pháp hỗ trợ giáo dục.


Trong thời điểm khó khăn đó, Binet cùng cộng sự Theodore Simon đã bắt đầu tiến hành phát triển các câu hỏi tập trung vào các lĩnh vực chưa từng được sử dụng trong hệ thống giáo dục Pháp như: bài tập kiểm tra sự chú ý, trí nhớ, kỹ năng giải quyết vấn đề, lập luận logic và các bài tập thử thách trí nhớ. Binet và Theodore Simon sử dụng những loại câu hỏi này với mục đích dự báo chuẩn xác nhất về khả năng học tập trong tương lai của các học sinh tham gia quá trình nghiên cứu.

Sau hàng trăm bài kiểm tra, nhà tâm lý học Binet đã nhanh chóng nhận ra rằng có một số trẻ em có thể trả lời các câu hỏi nâng cao tương đương những trẻ lớn hơn có thể trả lời. Dựa vào các kết quả này, Binet đã đề xuất khái niệm về thước đo trí thông minh trung bình của trẻ em và các nhóm tuổi nhất định.

2. Bài kiểm tra chỉ số IQ đầu tiên

Bài kiểm tra trí thông minh đầu tiên có tên gọi là thang điểm Binet-Simon, thang điểm này đã trở thành nền tảng cơ bản nhất cho các bài kiểm tra chỉ số IQ và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. 

Nhà tâm lý học Alfred Binet - nhà phát minh chỉ số IQ đã thẳng thắn thừa nhận các hạn chế của thang điểm này vì trí thông minh của con người là một khái niệm tồn tại vô vàn rất nhiều bí ẩn. Trên thế giới có hơn 7 tỷ người tương đương với 7 tỷ bộ não khác nhau hoàn toàn, mỗi bộ não bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau nên chỉ số IQ chỉ là một phương pháp đo đạc trí tuệ các trẻ em có hoàn cảnh gần giống nhau.

3. Kiểm tra trí thông minh chuẩn Stanford-Binet

Khi thang điểm Binet-Simon được đưa đến Hoa Kỳ, nó đã tạo ra sự quan tâm vô cùng đáng kể. Nhà tâm lý học của Đại học Stanford, Lewis Terman đã thực hiện bài kiểm tra cơ bản của Binet và tiếp tục kế thừa chuẩn hóa nó bằng cách kiểm tra chỉ số IQ của người Mỹ bản địa. Sau khi thử nghiệm chỉ số IQ với người Mỹ, Lewis Terman đã công bố thang điểm đo lường trí thông minh Stanford-Binet và sớm trở thành bài kiểm tra chỉ số IQ tiêu chuẩn được sử dụng ở Mỹ.

Bài kiểm tra trí thông minh Stanford-Binet sử dụng duy nhất một con số, được gọi là chỉ số IQ, chỉ số này là điểm số đại diện chính xác nhất cho trí tuệ của những cá nhân tham gia bài kiểm tra Stanford-Binet.

III. Thang điểm của chỉ số IQ

Thang điểm đo chỉ số IQ Wechsler ban đầu được phát triển nhờ David Wechsler, được công bố vào năm 1939. Với điểm số trung bình chuẩn được xác định là 100 và điểm số lệch chuẩn cao hơn được xác định là 115:

 

Thang điểm

Phân loại

Trên 145

Thiên tài

130-145

Rất cao

115-130

Cao

85-115

Trung bình

70-85

Thấp

Dưới 70

Cực kỳ thấp

IV. 5 Yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến chỉ số IQ

Điểm số IQ được các nhà khoa học xác định bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan có thể kể đến như: tuổi tác, giới tính, chế độ sinh hoạt, điều kiện giáo dục, môi trường sống và các yếu tố khác như Gen di truyền. Nhưng theo các thống kê về chỉ số IQ trên thế giới, chúng ta có thể xác định được 5 yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến chỉ số IQ

1. Môi trường trong gia đình

Gia đình luôn là yếu tố quan trọng nhất tác động đến cuộc sống của mọi trẻ em trên thế giới, gia đình là chỗ dựa tinh thần kiên cố nhất và cũng là yếu tố mang đến những tác động tinh thần nhiều nhất. Theo như các thống kê về chỉ số IQ thì tỷ lệ tương quan về chỉ số IQ của các anh chị em trong gia đình là 0.6, các cặp sinh đôi là 0,86.


Sự phát triển trí tuệ cơ bản của trẻ em thường đòi hỏi một điều kiện chăm sóc có trách nhiệm tối thiểu nhất định. Một trẻ em sống trong môi trường gia đình thiếu thốn tình cảm nghiêm trọng, bị ruồng bỏ, xa lánh hoặc kể cả là lạm dụng luôn nhận những tác động tiêu cực về trí tuệ hơn rất nhiều so với những trẻ em được sống trong môi trường gia đình luôn ngập tràn hạnh phúc.

2. Điều kiện kinh tế gia đình

Điều kiện kinh tế gia đình

Theo như những nghiên cứu về trí tuệ trẻ em Pháp, trẻ em mồ côi cha mẹ có chỉ số IQ trung bình chỉ là 77, điều này khiến chúng gần như chậm phát triển. 9 năm sau khi được nhận nuôi, những trẻ em này đã kiểm tra lại chỉ số IQ và nhận được kết quả tốt hơn tới 30%. 

Cụ thể hơn rằng: trẻ em được nông dân và người lao động nhận nuôi có điểm IQ trung bình là 85,5; trẻ em có gia đình trung lưu có điểm trung bình là 92; điểm IQ trung bình của trẻ được những gia đình giàu có nhận nuôi nằm ở mức 98.

3. Giấc ngủ

Giấc ngủ là một yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến bộ não và chỉ số IQ của mọi người trên thế giới. Khi bạn ngủ say, bộ não sẽ bắt đầu quá trình loại bỏ và di chuyển các chất độc của bộ não đến gan. Nếu giấc ngủ của bạn bị xáo trộn hoặc ngủ không đủ giấc đồng nghĩa với việc quá trình tống khứ các chất độc sẽ bị trì hoãn và rối loạn dẫn đến tình trạng tế bào thần kinh não hoạt động kém hiệu quả. Khi bộ não bị nhiễm độc cơ thể sẽ bắt đầu các triệu chứng như: phản ứng chậm chạp, chóng mặt, nhức đầu, suy giảm khả năng phán đoán, xử lý tình huống,...


Những người bị mắc chứng bệnh mất ngủ sẽ thường xuyên cáu kỉnh, khó chịu và trí tuệ giảm sút nghiêm trọng.

4. Chế độ dinh dưỡng

Lượng thức ăn hằng ngày mà chúng ta hấp thụ vào cơ thể tác động trực tiếp đến hoạt động của não bộ, nếu não bộ sở hữu đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết thì liên kết nơ ron thần kinh sẽ mạnh mẽ hơn từ đó giúp chúng ta xử lý thông tin tốt hơn.

Bộ não cần axit béo để tái tạo và duy trì màng tế bào não mới có chức năng ngăn ngừa các dấu hiệu thoái hóa não.


Hãy cung cấp đủ axit béo, omega-3, magie, tryptophan, folat và vitamin B và quan trọng nhất vẫn là nước, oxy để giúp cho bộ não luôn khỏe mạnh.

5. Điều kiện giáo dục

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng giáo dục mầm non là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của bộ não trẻ em. Theo như các phân tích tổng hợp về chỉ số IQ trong 25 năm qua cải thiện ít nhất 7-10 điểm IQ và cao nhất là 30% so với những trẻ em thiếu điều kiện giáo dục giai đoạn mầm non.


Trường học là một yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh của tất cả mọi người trên thế giới. Bằng cách đi học, con người có thể tiếp nhận kiến thức cơ sở có liên quan mật thiết đến nội dung trong các bài kiểm tra chỉ số IQ, tăng cường khả năng tập trung giải quyết vấn đề và tư duy logic được cải thiện rõ rệt.

V. Dấu hiệu của người sở hữu chỉ số IQ cao

Dấu hiệu của người sở hữu chỉ số IQ cao

Rất nhiều người cho rằng trí tuệ là một món quà đặc biệt của cuộc sống chỉ dành riêng cho các thiên tài nhưng sự thật là trí tuệ được góp nhặt qua những trải nghiệm, quá trình học tập, tham gia các hoạt động xã hội, tự học, tự nghiên cứu, mà tất cả mọi người đều có thể làm được. Trí thông minh thực ra chính là khả năng tiếp nhận và áp dụng kiến thức đến từ nhiều nguồn, là thước đo khả năng giải quyết các thông tin đã có và chưa có.
 

Những người có trí thông minh cao luôn xử lý thông tin hiệu quả hơn, chuẩn xác hơn và áp dụng những thông tin đó để hoàn thành các bài kiểm tra hoặc giải quyết công việc trên công ty dễ dàng hơn những người chỉ sử dụng sức lao động cơ bản.

Sau đây là 9 dấu hiệu của những người sở hữu chỉ số IQ cao:

1. Tìm cách khác để giải quyết vấn đề với tốc độ nhanh hơn, chính xác hơn;

2. Khả năng thích nghi cao và thường rất tò mò;

3. Hay thức khuya và dậy sớm;

4. Có lòng tin mãnh liệt vào những quyết định của mình;

5. Rất cầu toàn khi làm việc;

6. Luôn tìm kiếm kiến thức mới và không bao giờ ngừng học hỏi;

7. Có trực giác tốt, khả năng đánh giá chính xác mức độ công việc;

8. Có khiếu hài hước;

9. Kiên nhẫn đối đầu với mọi thách thức.

VI. 7 phương pháp tăng cường chỉ số IQ

Đa số mọi người trên thế giới có mức điểm trung bình đạt được thường nằm ở mức 85-115 điểm IQ, trong khi đó các thiên tài đều đạt mức trên 145 điểm. Tuy nhiên, chỉ số IQ là một hình thức kiểm tra tổng quát về khả năng tư duy dựa vào các bài kiểm tra chuẩn quốc tế chứ không phải là con số chứng nhận tất cả mọi khía cạnh trí tuệ của con người. Bạn có thể dùng 7 phương pháp đơn giản sau để tăng cường chỉ số IQ của chính mình:

1. Rèn luyện những bài tập thể thao cơ bản

Rèn luyện những bài tập thể thao cơ bản

Thiên tài toàn năng Leonardo da Vinci đã từng tuyên bố rằng: “Một trí tuệ minh mẫn bên trong một cơ thể cường tráng”. Bộ não nắm quyền kiểm soát toàn bộ cơ thể con người và ngược lại cơ thể con người có tác động trực tiếp đến bộ não. Bạn không thể lập luận chính xác, tư duy logic, suy nghĩ sáng suốt khi cơ thể đang mệt mỏi, chịu đựng nhiều chứng bệnh. Hãy rèn luyện thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày như chạy bộ, hít đất, gập bụng, bơi lội hoặc yoga sẽ giúp cơ thể bạn luôn tràn đầy sức sống và tăng cường sức khỏe cho bộ não.

Rèn luyện thể thao giúp điều chỉnh các cơ chế trao đổi chất hỗ trợ mạnh mẽ các hoạt động hằng ngày của bộ não, gia tăng lượng oxy cung cấp lên não, giải phóng hormone dư thừa, đào thải chất độc trong cơ thể.

2. Chơi các trò chơi giải câu đố trí tuệ

Theo như các nghiên cứu được công bố trên tạp chí Plos One, các trò chơi như Tetris có khả năng tăng cường trí nhớ và tốc độ xử lý thông tin của bộ não, trò chơi Sudoku giúp tăng cường khả năng đánh giá tổng quát dữ liệu, liên kết dữ liệu và trẻ hóa khả năng não bộ. Nghĩa là mỗi trò chơi chỉ thực hiện một số vai trò riêng không liên quan đến các khả năng khác của bộ não, bạn nên tìm tòi nhiều trò chơi thử thách trí tuệ có thể loại khác nhau để nâng cao chỉ số IQ của mình.

3. Giảm phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ thông minh

Tốc độ xử lý dữ liệu của máy tính, các thiết bị công nghệ đang ngày càng gia tăng giúp cho khả năng xử lý công việc ngày càng hiệu quả và thay thế dần sức lao động của con người. Có thể nói rằng giảm sức lao động chân tay của con người là một điều tốt, nhưng ngược lại luôn có những rủi ro đang tiềm ẩn khôn lường về sự lệ thuộc của con người vào các thiết bị công nghệ. Khi gần như tất cả mọi công việc trên công ty đều được thực hiện bởi máy tính, trí thông minh nhân tạo thì bộ não của chúng ta sẽ bắt đầu có những nguy cơ bị thoái hóa dần. Hãy sử dụng các thiết bị công nghệ một cách thông minh và giảm sự lệ thuộc công việc vào các phần mềm sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa mọi rủi ro dẫn đến suy giảm chỉ số IQ từng được rèn luyện trong quá khứ.

4. Thiền định 

Thay vì tập trung toàn bộ trí tuệ để sáng tạo ra những giải pháp mới, kỹ thuật tiên tiến, thực hiện các bài kiểm tra trí tuệ hằng ngày thì vẫn còn một phương pháp vô cùng hiệu quả để tăng cường chỉ số IQ, đó chính là thiền định.

Đây là một kỹ thuật cực kỳ phức tạp, đòi hỏi khả năng thả lỏng tối đa cơ thể và ý thức của con người để đạt được trạng thái yên tĩnh hoàn toàn. Khi thiền định để đạt được trạng thái yên tĩnh hoàn toàn, toàn bộ năng lượng của cơ thể sẽ được dành trọn vẹn cho bộ não từ đó sản sinh ra một nguồn năng lượng trí tuệ hoàn toàn mới sáng suốt hơn, trong sáng hơn, yên bình hơn, chính xác hơn, bền vững hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chỉ số vượt khó AQ để rèn luyện tính độc lập tuyệt đối trong thiền định.

5. Luyện tập thói quen viết ghi chú vào sổ tay hằng ngày

Trong lịch sinh hoạt hằng ngày của bạn, ngoài những khoảng thời gian tập trung suy nghĩ công việc, chăm sóc gia đình và quan hệ với đối tác, chắc chắn rằng bộ não của bạn luôn sản sinh ra những suy nghĩ mới, ý tưởng mới và sẽ mất đi nếu chúng ta không ghi nhớ hoặc ghi chép lại. Hãy mua một cuốn sổ tay và bắt đầu ghi chép lại tất cả nguồn thông tin mới tuyệt vời này bằng hình vẽ hoặc các dòng văn bản rõ ràng. Sau 1 năm, hãy mở cuốn sổ tay này ra và lật lại từ trang đầu tiên, và bạn đừng bất ngờ khi chứng kiến một dạng khả năng kỳ diệu của bộ não, đó chính là khả năng sáng tạo. Khả năng sáng tạo giúp tăng cường khả năng thực hiện các bài kiểm tra chỉ số IQ bằng hình ảnh, hình học, tranh trừu tượng.

6. Học thêm một kỹ năng mới

Bạn đã dành phần lớn thời gian hằng ngày để học các môn học trên trường lớp như vật lý, toán học, hóa học, sinh học, tiếng Anh...Hãy thử học thêm một nghề thủ công, một ngôn ngữ khác hoặc một sở thích mới. Học cách làm những điều mới mẻ sẽ tạo ra cho bạn một thói quen mới từ đó hình thành nên một vùng liên kết nơ ron thần kinh mới đang ngủ say trong bộ não. Các bài kiểm tra chỉ số thông minh thường thử thách khả năng truy tìm các giải pháp mới bằng trí tuệ vì vậy khi bạn học thêm một kỹ năng mới, bạn sẽ sở hữu thêm nhiều giải pháp mới để vượt qua những bài kiểm tra có mức độ khó hơn rất nhiều. Tập nói chuyện, quan sát rõ ràng tính cách của mọi người và rèn luyện chỉ số EQ như một cách rèn luyện một loại kỹ năng quan trọng nhất trong quá trình tiếp xúc với bạn đồng nghiệp.

7. Học chơi một loại nhạc cụ bất kỳ

Học chơi một loại nhạc cụ bất kỳ

Trên thế giới đã có hàng ngàn nghiên cứu chứng minh được tác dụng tuyệt vời của âm nhạc dành cho não bộ con người ngay từ giai đoạn nằm trong bụng mẹ. Đọc nhạc, chơi nhạc là một hoạt động vô cùng phức tạp và tinh vi của cơ thể, cảm xúc tạo ra nhiều vùng liên kết nơ ron thần kinh hơn bình thường. Ngoài ra âm nhạc có tác động tích cực tới cảm xúc của con người, khi chúng ta nghe nhạc tâm trạng của chúng ta được xoa dịu hơn, hạnh phúc hơn giúp tăng cường máu lên não và nâng cao khả năng tiếp nhận những luồng thông tin tích cực mới. 


Mặc dù chỉ số IQ của bạn có thể nằm trong số trung bình của thế giới, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn không thể trở nên thông minh hơn. Hãy sử dụng các phương pháp trong bài viết này và áp dụng ngay từ bây giờ để xóa bỏ mọi rào cản trí tuệ để tiến tới con đường chinh phục mọi thử thách trong cuộc sống!

KIỂM TRA IQ CỦA BẠN

© TestIQ.vn Chính sách và điều khoản Hỗ trợ

Công ty TNHH dịch vụ AlphaIQ.
Email: testiqag@gmail.com
Trụ sở: B270 Tô Ký, Tổ 6, Khu phố 3, Đông Hưng Thuận, Quận 12, TPHCM.
Mã số doanh nghiệp: 0315532495 cấp ngày 28/02/2019.
Nơi cấp: SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Copyright © VietNam High IQ Society. All rights reserved