Thông tin chi tiết

11 yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến điểm kiểm tra IQ

12/25/2019 3:56:23 PM

Gen di truyền, điều kiện kinh tế gia đình, điều kiện học tập,

yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số thông minh

Những nền văn hóa của mỗi quốc gia trên thế giới đều có những nhận định về trí thông minh của con người khác nhau. Rất nhiều ý kiến của các chuyên gia dựa trên các con số thống kê về tỷ lệ di truyền, ảnh hưởng từ môi trường và các biến đổi tâm lý phức tạp đều là những yếu tố ảnh hưởng đến điểm kiểm tra IQ. Sau đây là 11 yếu tố tác động mạnh nhất đến chỉ số IQ

1. IQ bị ảnh hưởng bởi quá trình học tập

 

Trí thông minh của các học sinh có quá trình học tập không bị gián đoạn luôn tốt hơn rất nhiều so với những học sinh có điều kiện học tập hạn chế.

Chỉ số IQ là một trong những yếu tố giúp các học sinh tránh khỏi việc bị đánh trượt các bài kiểm tra về các môn tự nhiên. Khung điểm kiểm tra chỉ số IQ sẽ gia tăng nếu kết quả các môn học có dấu hiệu khả quan.

Các bằng chứng về sự ảnh hưởng của quá trình học tập đến chỉ số IQ bắt nguồn từ nghiên cứu của Hội đồng Giáo dục Luân Đôn. Báo cáo nghiên cứu tiết lộ rằng chỉ số IQ của các học sinh giảm mạnh khi không còn tham gia học tập với các bạn đồng trang lứa. Các nhà nghiên cứu về trí thông minh ở Nam Phi đã thống kê chỉ số IQ của các học sinh bị trì hoãn việc đi học bị sụt giảm trung bình 5 điểm IQ.

2. IQ không bị ảnh hưởng bởi thứ tự sinh

iq không bị ảnh hưởng bởi thứ tự sinh

Thứ tự sinh ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của trẻ em, nhất là những trẻ em giữ vai trò anh chị cả trong gia đình. Con đầu lòng thường có nhiệm vụ gánh vác trách nhiệm giúp đỡ các em nên sẽ tạo ra thói quen biết quan tâm, chăm sóc người khác. Tuy nhiên theo các nghiên cứu gần đây về sự ảnh hưởng bởi thứ tự sinh đến chỉ số IQ, ý kiến về con cả trong các gia đình luôn thành công hơn những người em hoàn toàn không có cơ sở vì trên thế giới có rất nhiều dòng họ giàu có nhờ công sức của những người em.

3. IQ liên quan đến việc cho con bú

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh, toàn bộ các dưỡng chất phục vụ cho việc gia tăng mật độ nơ ron não có trong sữa mẹ. Những trẻ em thiếu sự nuôi dưỡng bằng sữa mẹ trong 3 tuổi đầu tiên phát triển nhận thức và trí nhớ chậm hơn những trẻ em được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn. Những trẻ em được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ có điểm kiểm tra chỉ số IQ hơn ít nhất từ 5-10 điểm IQ so với những trẻ em bị hạn chế bú sữa mẹ. 

Có lẽ yếu tố quan trọng nhất đến trí thông minh của trẻ em dưới 7 tuổi chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng tự nhiên nhất, đầy đủ nhất. Hệ thần kinh của con người phát triển mạnh nhất ở 3 tuổi đầu, nên việc cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho bộ não ở giai đoạn này là việc tiên quyết trong quá trình nuôi dưỡng trẻ em. Trong sữa mẹ có một nguồn axit béo omega-3 đặc biệt phong phú, đây là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để tạo nên các màng thần kinh, tăng khả năng dẫn truyền xung thần kinh hiệu quả.

4. Chỉ số IQ thay đổi theo ngày sinh

Chỉ số IQ của con người phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện giáo dục, vì các bài kiểm tra IQ được dựa trên nền tảng của kiến thức toán học, hình học không gian cơ sở để thử thách khả năng tư duy của não bộ. Nếu những học sinh không có điều kiện theo học tại cái trường danh tiếng, các chuyên gia giáo dục chuẩn mực thì khả năng tiếp nhận kiến thức căn bản sẽ bị hạn chế rất nhiều so với những học sinh có nền tảng giáo dục vững chắc, luôn rèn luyện tư duy bằng cái bài kiểm tra hằng ngày.

Các nhà nghiên cứu đã thống kê chỉ số IQ tại Mỹ và xác định ra mức tăng trưởng chỉ số IQ xấp xỉ 3,5 điểm theo mỗi năm học tại trường. Các học sinh không hoàn thành tốt các bài kiểm tra bình thường và thi cuối khóa có chỉ số IQ luôn thấp hơn rõ rệt những học sinh có điểm kiểm tra cao và hoàn thành xuất sắc các kỳ thi cuối khóa.

5. Chỉ số IQ bị ảnh hưởng bởi truyền thống gia đình

Chỉ số IQ bị ảnh hưởng bởi truyền thống gia đình

Khi phỏng vấn 2 nhóm người sống trong 2 nhóm gia đình khác nhau về văn hóa truyền thống gia đình sẽ có sự khác nhau rõ rệt trong cách nghĩ ở thời điểm 18 tuổi, thời điểm chưa lập nghiệp. Nhóm người sống trong những gia đình thiên về khuynh hướng nghệ thuật, văn hóa có tư duy khác với những người sống trong gia đình có bề dày kinh nghiệm kinh doanh. Những người sống trong gia đình thiên về nghệ thuật có khả năng thực hiện tốt những câu hỏi về hình học và ngược lại những người sống trong những gia đình doanh nghiệp thực hiện rất tốt những câu hỏi về toán học. 

6. Có rất nhiều loại trí thông minh

Bài kiểm tra IQ là thước đo chuẩn mực nhất để đánh giá khả năng tư duy của con người, nhưng khả năng tư duy của con người chỉ là một trong rất nhiều trí thông minh của con người mà các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Trí thông minh của con người gồm rất nhiều khả năng tuyệt vời như trí thông minh về không gian, trí thông minh tâm linh, trí thông minh giao tiếp,...

Năm 1995, nhà tâm lý học Yale Robert Sternberg và các cộng sự đã tìm ra các bằng chứng về trí thông minh và các thành công thực tế ngoài xã hội rất khác nhau vì chỉ số IQ dùng để thực hiện các phép tính, các nghiên cứu khoa học chứ không phải phục vụ vào những công việc như tiếp xúc khách hàng, bán hàng, kinh doanh.

Thành công được tạo ra từ ít nhất 9 loại trí thông minh khác nhau, theo tiến sĩ Howard Gardner của Đại học Harvard, đó là tổng hợp những kỹ năng của trí thông minh bao gồm trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh âm nhạc, trí thông minh vượt khó, trí thông minh sáng tạo, trí thông minh xã hội, trí thông minh giao tiếp, trí thông minh tài chính, trí thông minh tâm hồn, trí thông minh đam mê.

7. Chỉ số IQ tương quan với kích thước đầu

Quá trình hình thành và phát triển kích thước vỏ sọ của con người là một quá trình kéo dài hàng triệu năm, trong khi đó bạn hãy tưởng tượng xem từ thời đại đồ đá cũ đến thời điểm thế kỷ 21 hiện tại mới chỉ kéo dài 12000 năm. Quá trình tiến hóa hàng triệu năm của loài người là một chuỗi những kỷ nguyên đã xảy ra rất nhiều thăng trầm, sự kiện chưa từng được biết tới. Toàn bộ những kinh nghiệm được thu nhận từ trong cuộc sống tiền sử đã hình thành nên trí tuệ loài người hiện nay nhưng ảnh hưởng của kích thước đầu đến chỉ số IQ là một chủ đề gây ra nhiều tranh cãi. Các kỹ thuật đo lường thần kinh hiện đại chỉ xác định được sự khác nhau về chỉ số IQ của những người cùng thực hiện một bài kiểm tra IQ chứ không thể xác định rõ ràng được các bằng chứng về kích thước hộp sọ liên quan đến các loại trí thông minh khác. 

8. Điểm kiểm tra IQ là dự báo về thành công trong tương lai

Điểm kiểm tra IQ là dự báo về thành công trong tương lai

Theo thống kê thu nhập tại Texas, những người hoàn thành tốt nghiệp đại học sau khi ra trường 3 năm có mức thu nhập cao hơn những người bỏ học cấp 3 và đại học. Ham học hỏi là yếu tố tạo ra khác biệt lớn nhất về điểm số trong các bài kiểm tra trong trường học. Mỗi lần vượt qua những bài kiểm tra khó chính là mỗi lần vượt qua một thử thách trí tuệ, những học sinh vượt qua được càng nhiều bài kiểm tra trí tuệ thì tỷ lệ thành công trên con đường học vấn càng cao. Chỉ số IQ tăng lên theo từng độ tuổi, nhanh nhất ở 3 tuổi đầu, tiếp theo là 3 cấp học và chỉ tăng nhẹ khi tới độ tuổi 30.

Trình độ học vấn không phải là điều chắc chắn giúp chúng ta trở thành những tỷ phú nhưng bạn hãy nên nhớ rằng những người giàu nhất thế giới đều là những chuyên gia trong lĩnh vực mà họ theo đuổi.

9. IQ đang tăng

Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, bộ não của con người đang phát triển ở một kích thước chuẩn nhất và đang có dấu hiệu tiếp tục tăng dần, cụ thể hơn là 10 điểm qua mỗi thế hệ. Mức tăng này được các nhà khoa học gọi là “Hiệu ứng Flynn”, đặt theo tên nhà khoa học James Flynn người New Zealand. Những người tham gia quá trình thống kê này gồm 3 thế hệ ông bà, cha mẹ, con cái. Họ đều được tham gia các bài kiểm tra IQ và được ghi nhớ lại để so sánh với thành tích của con cái. Kết quả là hơn 90% gia đình có điểm IQ tăng đều 10-15 điểm so với bố mẹ của họ.

Nguyên nhân chủ yếu của “Hiệu ứng Flynn” được bắt nguồn từ rất nhiều lý do như cơ sở vật chất tốt hơn, hệ thống giáo dục tốt hơn, mức độ phổ biến kiến thức rộng rãi hơn,...

10. Chỉ số IQ bị ảnh hưởng bởi thực đơn trong trường học

Chỉ số IQ bị ảnh hưởng bởi thực đơn trong trường học

Trí thông minh được sinh ra từ một bộ não khỏe mạnh, một bộ não khỏe mạnh được hình thành từ quá trình cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho hệ thần kinh như: vitamin B6, B9 và B12; axit béo omega-3. Chế độ ăn uống của cha mẹ dành cho con cái ảnh hưởng rất quan trọng đến khả năng phát triển bộ não của trẻ em.

Hệ thống các trường đại học tại thành phố New York đã tiến hành loại bỏ các chất bảo quản, chất tạo màu và hương vị khỏi thực đơn. Kết quả được cải thiện hơn 14 điểm IQ so với lượng thực phẩm tiêu thụ trước đó.

Gen di truyền của bố mẹ, chất lượng sinh hoạt, quá trình học tập chỉ là một trong những yếu tố hình thành nên trí thông minh của con người. Toàn bộ các dữ liệu mà bộ não thu nhận được trong quá trình sống, học tập và làm việc của mỗi một con người sẽ được đo lường theo các chỉ số thông minh tương thích. Bài viết này đã cung cấp cho bạn 10 điều cần biết về điểm kiểm tra IQ, đây là những tư liệu cần biết để bạn có thể tham khảo trong quá trình rèn luyện trí thông minh.

<<<Có thể bạn chưa biết>>>7 lợi ích của chỉ số EQ trong quá trình thăng tiến công việc


KIỂM TRA IQ CỦA BẠN

© TestIQ.vn Chính sách và điều khoản Hỗ trợ

Công ty TNHH dịch vụ AlphaIQ.
Email: testiqag@gmail.com
Trụ sở: B270 Tô Ký, Tổ 6, Khu phố 3, Đông Hưng Thuận, Quận 12, TPHCM.
Mã số doanh nghiệp: 0315532495 cấp ngày 28/02/2019.
Nơi cấp: SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Copyright © VietNam High IQ Society. All rights reserved